Soọng cô là hình thức dân ca trữ tình, độc đáo, gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở các phường, xã: Phượng Sơn, Chũ, Lục Ngạn, Kiên Lao, Nam Dương. Soọng cô có nghĩa là “ca hát”. Đồng bào dân tộc Sán Dìu hát vào dịp Tết đến Xuân về, mừng sinh nhật, đám cưới, lên nhà mới, lúc mùa vụ nông nhàn, khi gặp mặt hoặc đến chơi nhà nhau; không giới hạn về không gian. |
Khi trình diễn Soọng cô, đồng bào sử dụng ngôn ngữ dân tộc và mặc trang phục truyền thống. |
Trình diễn Soọng cô theo lối đối đáp sáng tạo, linh hoạt - một bên hát đối, một bên đáp lại. |
Trình diễn Soọng cô không cần sử dụng nhạc cụ. Khi hát, người hát dùng chính cách gieo vần và nhấn nhá câu chữ để tạo nhạc điệu cho bài hát. Lời ca bình dị, gần gũi với đời sống, sinh hoạt của người dân. |
Hầu hết các xã, phường có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu đều thành lập câu lạc bộ hát Soọng cô. Nhờ hoạt động của các câu lạc bộ, số người biết hát Soọng cô ngày càng tăng. Trong ảnh: Một buổi sinh hoạt của Chi hội Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Sán Dìu tổ dân phố Hai Cũ, phường Phượng Sơn. |
Chi hội Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Sán Dìu tổ dân phố Hai Cũ hiện có 53 hội viên, chủ yếu là người cao tuổi. Ngoài lưu giữ văn hóa dân tộc, các buổi sinh hoạt Soọng cô còn là dịp để các thành viên, nhất là người cao tuổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cháu. |
Hiện nay, công tác truyền dạy tiếng nói, chữ viết, dân ca Sán Dìu cho thế hệ trẻ được quan tâm. |
Các lớp học tiếng Sán Dìu, trình diễn Soọng cô thường được tổ chức vào dịp hè. |
Nhiều bạn trẻ học nói tiếng Sán Dìu để trình diễn Soọng cô chuẩn và hay. |
Nhờ sự truyền dạy của các nghệ nhân, nhiều bạn trẻ có thể nói, hát tiếng của dân tộc mình, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, thể hiện niềm tự hào về cội nguồn. |
Nguồn: https://baobacninhtv.vn/bac-ninh-dat-diu-cau-hat-soong-co-postid421645.bbg
Bình luận (0)