Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Những công trình mang dấu ấn thế kỷ ở phường Sài Gòn

(Dân trí) - Nằm giữa lòng thành phố, phường Sài Gòn nhộn nhịp, hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình, di tích với tuổi đời hơn 100 năm tuổi.

Báo Dân tríBáo Dân trí11/07/2025


1.webp

Phường Sài Gòn, một tên gọi quen thuộc vừa trở lại trên bản đồ hành chính, được hình thành từ việc sáp nhập các phường Bến Nghé, một phần phường Đa Kao và phường Nguyễn Thái Bình (quận 1 cũ). Đây được xem là phường trung tâm của TPHCM, nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính, tòa nhà chọc trời và trung tâm thương mại lớn.

Việc khôi phục tên gọi Sài Gòn không chỉ gợi lại ký ức thân thuộc cho nhiều thế hệ người dân mà còn khẳng định bản sắc độc đáo của TPHCM – một thành phố trẻ trung nhưng giàu di sản, luôn trân trọng cội nguồn trong hành trình phát triển.

2.webp

Nằm giữa lòng thành phố, phường Sài Gòn dù nhộn nhịp và hiện đại nhưng vẫn bảo tồn nhiều công trình, di tích có tuổi đời hơn 100 năm. Mỗi bức tường, mái ngói, hàng cột uy nghi tại đây như những trang sử sống động, gợi nhớ về một Sài Gòn xưa cũ đầy hoài niệm.

3.webp

Sau sáp nhập, phường Sài Gòn có diện tích hơn 3km2 và quy mô dân số khoảng 47.000 người. Đây là phường có diện tích rộng nhất trong 4 phường được sáp nhập từ quận 1, vượt qua phường Bến Thành (1,85 km2), phường Cầu Ông Lãnh (1,6 km2) và phường Tân Định (1,23 km2).

4.webp

Trụ sở HĐND - UBND TPHCM, một công trình kiến trúc lâu đời được xây dựng từ năm 1889 và hoàn thành năm 1909, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế theo kiểu lầu chuông miền Bắc nước Pháp. Năm 2020, công trình này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của thành phố.

5.webp

Cách đó không xa là Nhà hát Thành phố, tọa lạc trên đường Đồng Khởi. Công trình này được khởi công năm 1898 và khánh thành vào ngày 1/1/1900, đến nay đã 125 năm tuổi.

6.webp

Nhà hát Thành phố là nhà hát trung tâm, đa năng, chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật và các sự kiện lớn. Đây cũng là một trong những nhà hát lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và là điểm tham quan nổi tiếng của thành phố.

7.webp

Tọa lạc trên đường Công trường Công Xã Paris, Nhà thờ Đức Bà được khởi công năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế. Công trình này được xem là biểu tượng của TPHCM.

8.webp

Nhà thờ Đức Bà không chỉ là biểu tượng của Công giáo tại Việt Nam mà còn là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và điểm đến nổi tiếng của TPHCM. Hiện công trình này đang được trùng tu.

9.webp

10.webp

Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà là tòa nhà Bưu điện TPHCM, được xây dựng từ năm 1886 - 1891. Công trình này góp phần tạo thêm không gian kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc cho khu vực phường Sài Gòn nói riêng và TPHCM nói chung.

11.webp

Kiến trúc của tòa nhà Bưu điện TPHCM là sự kết hợp giữa lối thiết kế mang dấu ấn phương Tây và phương Đông, do kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux thiết kế.

12.webp

Năm 2023, Bưu điện TPHCM vinh dự được xếp thứ 2 (sau Bưu điện Trung tâm Algiser của Algeria) trong danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới do Tạp chí kiến trúc Architectural Digest của Mỹ bình chọn. Việc có tên trong danh sách này là niềm tự hào của người dân TPHCM.

13.webp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TPHCM, tọa lạc trên đường Võ Văn Kiệt, là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố. Được xây dựng năm 1929 - 1930, ban đầu là chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn, sau đó trở thành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào năm 1955 và từ năm 1976 đến nay là trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM.

14.webp

Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xây dựng lại vào năm 1885-1887, từng là trụ sở Thuế và Hải quan của chính quyền Pháp. Sau năm 1975, công trình này được dùng làm trụ sở Cục Hải quan TPHCM cho đến nay. Với kiến trúc phong cách phương Tây độc đáo, công trình này được đánh giá là một trong những kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn và đã được xếp hạng di tích cấp thành phố vào cuối năm 2024.

15.webp

Trụ sở phường Sài Gòn sau sáp nhập được đặt tại số 45 - 47 đường Lê Duẩn. Bà Ngô Hải Yến, Phó Chủ tịch UBND phường Sài Gòn, cho biết việc đặt tên Sài Gòn cho phường trung tâm giúp dễ nhận diện, thuận tiện trong quản lý và quảng bá hình ảnh đô thị, phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế địa phương.

"Việc đặt tên phường Sài Gòn còn mang ý nghĩa chiều sâu lịch sử bởi đó là sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, là cầu nối về lòng tự hào, ý thức về cội nguồn, về trách nhiệm tiếp nối những di sản văn hóa với tương lai năng động", bà Ngô Hải Yến chia sẻ.

16.webp

Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1876, vẫn giữ nguyên nét kiến trúc ban đầu sau gần 150 năm. Công trình này vừa được UBND TPHCM xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào cuối năm 2024.

17.webp

Nằm trải dài dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Thảo Cầm Viên Sài Gòn được thành lập vào năm 1864. Với diện tích 16,9ha, nơi này được ví như "lá phổi xanh" của thành phố.

18.webp

19.webp

Hiện Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng 1.373 cá thể động vật và hơn 900 loài thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như trĩ sao, chà và, vượn má vàng, hươu vàng, báo lửa, báo gấm... Đây là vườn thú lâu đời thứ tám trên thế giới với tuổi đời 161 năm.

20.webp

21.webp

Phường Sài Gòn cũng là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TPHCM hiện nay, với những tuyến phố sầm uất, nhiều khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại lớn, tòa nhà văn phòng hạng A và những căn nhà mặt tiền có giá cao kỷ lục.

22.webp

Phường Sài Gòn sở hữu vị trí trung tâm, mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa; là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, công trình biểu tượng như Trụ sở UBND Thành phố, Nhà hát Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Phố đi bộ Nguyễn Huệ và nhiều trụ sở cơ quan trọng yếu của Trung ương và Thành phố, lãnh sự quán, tổ chức tài chính lớn của nhiều quốc gia. Đây là nền tảng thuận lợi để phường Sài Gòn xây dựng định hướng phát triển kinh tế - văn hóa - du lịch mang tính đặc thù của đô thị trung tâm; đồng thời, quảng bá hình ảnh đô thị hiện đại gắn với chiều sâu lịch sử – một lợi thế quan trọng để định hình bản sắc đô thị trung tâm của phường Sài Gòn.

23.webp

Phường Sài Gòn được giới hạn bởi các tuyến đường: Hoàng Sa, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-cong-trinh-mang-dau-an-the-ky-o-phuong-sai-gon-20250709000240498.htm




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm