Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hợp lực, chọn điểm, bứt tốc để du lịch Việt Nam thành điểm đến hàng đầu châu Á

Trong 6 tháng cuối năm 2025, ngành Du lịch phải hợp lực chọn điểm bứt tốc để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu châu Á. Đây là chỉ đạo thực hiện của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025.

Báo Công an Nhân dânBáo Công an Nhân dân09/07/2025

Hội nghị do Bộ VHTTDL tổ chức vào chiều 9/7, trực tiếp tại Hà Nội, trực tuyến với các tỉnh, thành phố.

Du lịch Việt Nam tiếp tục có nhiều khởi sắc

Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm của ngành Du lịch cho thấy, du lịch tiếp tục là điểm sáng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 6 tháng đầu năm 2025. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10,7 triệu lượt, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024; đạt 48,6% so với kế hoạch năm 2025. Tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 77,5 triệu lượt, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2024; đạt 64,5% so với kế hoạch năm 2025. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 518 nghìn tỷ đồng; đạt 52,8% so với kế hoạch năm 2025.

Hợp lực, chọn điểm, bứt tốc để du lịch Việt Nam thành điểm đến hàng đầu châu Á -0
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì hội nghị.

Báo cáo của các Sở Du lịch, Sở VHTTDL cũng cho thấy hoạt động du lịch của các địa phương đang tăng tốc phát triển. Nổi bật là TP Hồ Chí Minh đón và phục vụ 22,19 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 3,85 triệu lượt, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2024; tổng thu từ du lịch ước đạt 117.937 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Hà Nội đón và phục vụ 15,55 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 3,66 triệu lượt khách, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2024; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 62.299 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Thanh Hóa đón và phục vụ 10,48 triệu lượt khách, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2024, trong đó khách quốc tế ước đạt 307.300 lượt khách, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2024; tổng thu du lịch ước đạt 26.349 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2024.

Ninh Bình đón và phục vụ 7,2 triệu lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,02 triệu lượt; doanh thu ước đạt 7.715 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024…

Hợp lực, chọn điểm, bứt tốc để du lịch Việt Nam thành điểm đến hàng đầu châu Á -0
Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh thông tin về du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025.

Về tình hình du lịch 6 tháng đầu năm 2025 nói chung, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định: Hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước tiếp tục có những khởi sắc. Số lượng khách du lịch nội địa duy trì tốc độ tăng trưởng; số lượng khách quốc tế tăng cao ở nhiều điểm đến. Giá phòng và các dịch vụ du lịch không có nhiều biến động lớn. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm đến được đảm bảo. Hoạt động du lịch trên địa bàn cả nước diễn ra sôi động, an toàn…

Kết quả đó là minh chứng cho hướng đi đúng, kịp thời của ngành Du lịch trong cơ cấu lại thị trường khách, định hướng xây dựng sản phẩm, công tác xúc tiến, quảng bá hiệu quả cả trên thực địa và trên các nền tảng số cùng hiệu ứng tích cực từ chính sách thị thực mới, trong đó có vai trò của công tác quản lý nhà nước của cơ quan Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các Sở quản lý nhà nước về du lịch các địa phương.

Tháo gỡ khó khăn để du lịch tăng tốc

Hợp lực, chọn điểm, bứt tốc để du lịch Việt Nam thành điểm đến hàng đầu châu Á -0
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình trao đổi ý kiến tại hội nghị.

Đồng nhận định về du lịch Việt Nam đã có nhiều kết quả nổi bật, song tại hội nghị, nhiều ý kiến của các địa phương, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Du lịch Việt Nam đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cơ hội đó bắt nguồn từ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cho hoạt động du lịch; thị trường khách du lịch quốc tế còn nhiều dư địa tăng trưởng trong điều kiện đã có các chính sách thuận lợi về thị thực và xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đồng thời chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức của ngành Du lịch như các quốc gia trong khu vực ban hành những chính sách thu hút khách linh hoạt tạo sức cạnh tranh lớn.… tác động đến chất lượng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sản phẩm du lịch chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh, giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự hấp dẫn. Công tác quảng bá, xúc tiến còn thiếu điểm nhấn, chưa tạo dựng được thương hiệu quốc gia nổi trội, mang bản sắc riêng của Việt Nam. Chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến chưa đáp ứng kỳ vọng, nhất là trong những kỳ nghỉ lễ. Hạ tầng phục vụ du lịch, hành lang pháp lý còn có những hạn chế…

Hợp lực, chọn điểm, bứt tốc để du lịch Việt Nam thành điểm đến hàng đầu châu Á -0
Hội nghị có sự tham gia thảo luận sôi nổi của nhiều nhà quản lý, người làm du lịch.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, các ý kiến thảo luận đã đóng góp nhiều ý kiến phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để đạt chỉ tiêu đã đề ra của năm 2025 như đón 120 – 130 triệu lượt khách nội địa; 22 – 23 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu đạt 980.000 – 1.050 nghìn tỷ đồng thì có nhiều nội dung toàn ngành phải quan tâm thực hiện, trong đó có việc phải chọn điểm nhấn và biết cách chọn điểm nhấn, phải có quyết tâm để bứt phá.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, sau khi thực chính quyền hai cấp, không gian phát triển rộng mở, ngành Du lịch phải định vị tại tài nguyên của mình và không chỉ dựa vào quy hoạch du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ thông qua trước đây mà phải bổ sung, làm mới, theo như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng là “vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”.

Bên cạnh đó, cần rà soát lại cơ chế chính sách, bổ sung và hoàn thiện để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới cho doanh nghiệp,quản lý nhà nước, người dân, khuyến khích sự phát triển. Cần tái xác định thị trường trọng điểm, phải xác định thị trường là trung tâm, thương hiệu là nền tảng, tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc biệt, đặc sắc. Công tác quảng bá, xúc tiến quan tâm đến khách quốc tế, đồng thời chú ý đến khách nội địa vì 100 triệu dân Việt Nam là thị trường rất rộng. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số; tăng cường liên kết nhưng có sự khác biệt trong sản phẩm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau khi địa phương ổn định…

Nguồn: https://cand.com.vn/van-hoa/hop-luc-chon-diem-but-toc-de-du-lich-viet-nam-thanh-diem-den-hang-dau-chau-a-i774236/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm