Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ

(Chinhphu.vn) - Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán quay lại chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 9/7. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm gần 0,5%, lùi về mức 2.213 điểm. Đáng chú ý, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường kim loại và năng lượng trong bối cảnh Mỹ gửi thêm một loạt thư tới các đối tác thương mại toàn cầu thông báo về các mức thuế quan.

Báo Chính PhủBáo Chính Phủ10/07/2025

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ- Ảnh 1.

Ảnh 1: Chỉ số MXV-Index

Tâm lý giằng co trên thị trường năng lượng

Theo ghi nhận từ MXV, thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua ghi nhận những diễn biến giằng co khi nhà đầu tư tiếp tục đánh giá triển vọng nhu cầu tiêu thụ trong thời gian tới trong bối cảnh Mỹ công bố các mức thuế quan với các đối tác thương mại. 

Kết phiên, giá cả hai mặt hàng dầu thô đều chỉ tăng nhẹ dưới 0,1%. Giá dầu Brent chốt tại mức 70,19 USD/thùng, tăng 0,06%, trong khi dầu WTI nhích nhẹ 0,07% lên mức 68,38 USD/thùng.

Theo báo cáo tuần vừa công bố của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) và Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô thương mại tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/7 đã tăng mạnh hơn 7 triệu thùng, tạo áp lực đáng kể lên giá dầu trên thị trường quốc tế. 

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dữ liệu từ EIA cho thấy lượng tồn kho xăng dầu tại Mỹ lại giảm sâu tới 2,66 triệu thùng trong cùng kỳ. Động thái này đã phần nào xoa dịu áp lực giảm giá, đồng thời tạo động lực tăng giá nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ phục hồi trong thời gian tới.

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ- Ảnh 2.

Trong một diễn biến khác, giá khí tự nhiên trên sàn NYMEX đã giảm mạnh 3,77%, xuống còn 3,21 USD/MMBtu - mức thấp nhất ghi nhận từ đầu tháng 6 đến nay. Nguyên nhân chính dẫn đến đà giảm sâu này là do các dự báo mới nhất về nhu cầu điện tại Mỹ có xu hướng sụt giảm khi thời tiết nắng nóng bắt đầu dịu lại. Điều này sẽ kéo theo là sự sụt giảm nhu cầu nhiên liệu khí tự nhiên của các nhà máy điện, tạo áp lực lớn lên giá trên thị trường.

Bên cạnh đó, phần lớn các dự báo trên thị trường hiện đều cho rằng tồn kho khí tự nhiên tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới, phản ánh nguồn cung dư thừa so với nhu cầu thực tế. Số liệu tồn kho mới nhất dự kiến sẽ được EIA công bố trong ngày hôm nay và đang được giới đầu tư theo dõi sát sao để đánh giá triển vọng giá khí trong ngắn hạn.

Ngoài ra, theo dự báo mới nhất từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan tại khu vực Vịnh Mexico trong thời gian tới sẽ gia tăng đáng kể. Diễn biến này tiềm ẩn nguy cơ làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các cảng trung chuyển trọng điểm, đặc biệt là khu vực Henry Hub tại bang Louisiana - nơi được xem là trung tâm giao dịch khí tự nhiên lớn nhất nước Mỹ và cũng là điểm tham chiếu giá cho sàn NYMEX.

Giá bạc tiếp tục kéo dài đà giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường kim loại chứng kiến những diễn biến phân hóa rõ nét khi các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng theo dõi sát những diễn biến mới nhất trong đàm phán thương mại giữa Mỹ và các quốc gia đối tác.

Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, giá bạc tiếp tục đánh mất 0,32%, lùi về mức 36,63 USD/ounce, đánh dấu phiên suy yếu thứ tư liên tiếp.

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ- Ảnh 3.

Theo MXV, tâm lý thận trọng đang bao trùm lên thị trường kim loại quý trước ngày khi biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố.

Chỉ số Dollar Index (DXY) hôm qua tăng lên 97,5 điểm, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động gần mức cao nhất trong ba tuần, gây áp lực lên kim loại quý như bạc - tài sản không sinh lãi.

Tâm lý bất ổn trên thị trường phần nào được xoa dịu sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định lùi thời hạn áp thuế đối ứng sang ngày 1/8. Động thái này đã khiến nhu cầu trú ẩn trên thị trường giảm nhẹ trong ngắn hạn, khi nhà đầu tư tạm thời bớt lo ngại về các rủi ro địa chính trị và thương mại.

Trong khi đó, triển vọng tiêu thụ bạc tại Trung Quốc - quốc gia chiếm khoảng 40% nhu cầu công nghiệp toàn cầu đối với mặt hàng này đang - trở nên kém lạc quan. Theo số liệu mới nhất, chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc trong tháng 6 tiếp tục giảm sâu 3,6% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2023. Giá bán của các doanh nghiệp sản xuất liên tục lao dốc, phản ánh rõ nét tình trạng nhu cầu yếu và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn trong lĩnh vực công nghiệp.


Nguồn: https://baochinhphu.vn/thi-truong-hang-hoa-nguyen-lieu-the-gioi-quay-dau-giam-do-lo-ngai-thue-quan-tu-my-102250710084645634.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm