Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quảng bá làng nghề ở quy mô quốc tế

Hà Nội có 1.350 làng nghề các loại, trong đó có những làng nghề nổi tiếng thế giới như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc… Hoạt động sản xuất ở các làng nghề đem lại giá trị kinh tế lớn. Do đó, thành phố tích cực triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân14/07/2025

Các em học sinh trải nghiệm làm gốm ở Bát Tràng (xã Bát Tràng, Hà Nội).
Các em học sinh trải nghiệm làm gốm ở Bát Tràng (xã Bát Tràng, Hà Nội).

Hà Nội không chỉ có số lượng làng nghề lớn, mà các làng nghề còn đem lại giá trị kinh tế cao. Trong 1.350 làng nghề và làng có nghề, có 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Mỗi làng nghề đều có thế mạnh riêng, tạo ra những sản phẩm vừa thân thiện với môi trường, vừa đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong số 3.000 sản phẩm OCOP của thành phố, có khoảng 800 sản phẩm đến từ các làng nghề, làng có nghề. Tổng giá trị sản xuất của 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận ở Hà Nội đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm.

Mới đây, làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc đã trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Để tiếp tục quảng bá sản phẩm làng nghề, thúc đẩy bảo tồn giá trị văn hóa, tôn vinh nghệ nhân, thúc đẩy giao lưu quốc tế, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.

Bên cạnh 11 sự kiện chính diễn ra trong 5 ngày từ 14-18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, còn có 6 sự kiện bên lề diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 với sự tham gia của các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu trong nước và quốc tế.

Nội dung chương trình Festival gồm: lễ dâng hương, lễ khai mạc, không gian trưng bày sản phẩm, tiếp đoàn quốc tế.

Ngoài ra còn có hội thảo, hội thi sản phẩm, hội chợ, xúc tiến đầu tư, lễ hội quốc tế Kokan-Uzbekistan, hoạt động tại các làng nghề…

Để chuẩn bị tốt cho Festival, ngày 14/7, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, hướng dẫn thủ tục theo quy định và phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường đón, tiếp các đoàn khách quốc tế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan thường trực, tham mưu tổng thể và chủ trì tổ chức các hoạt động gồm: Xây dựng kịch bản tổng thể, thiết kế sân khấu chính và điều kiện hậu cần; chủ trì công tác trang trí, tuyên truyền trực quan tại các địa điểm tổ chức Festival và một số tuyến phố trọng điểm cũng như chủ trì tổ chức Lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, mời các làng nghề, nghệ nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài Hà Nội tham gia trưng bày, trình diễn sản phẩm.

Các sở, ngành liên quan phối hợp thực hiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Thành phố cũng đề nghị các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các cơ quan tổ chức các hoạt động của Festival hiệu quả, chất lượng, an toàn.

Nguồn: https://nhandan.vn/quang-ba-lang-nghe-o-quy-mo-quoc-te-post893743.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm