Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đến 19 giờ ngày 22-7: Bão số 3 vẫn tồn tại, hiện tượng lạ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia: Bão số 3 vẫn duy trì. Tâm bão hiện nằm trên đất liền các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão ở cấp 8, giật cấp 10. Trong 3 giờ tới, bão hầu như không di chuyển. Các chuyên gia khí tượng cho biết, đây là hiện tượng ít gặp.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng22/07/2025

Cập nhật đến 18 giờ ngày 22-7 từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia: Bão số 3 vẫn duy trì. Tâm bão hiện nằm trên đất liền các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, tọa độ khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc và 105,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão ở cấp 8, giật cấp 10. Trong 3 giờ tới, bão hầu như không di chuyển. Các chuyên gia khí tượng cho biết, đây là hiện tượng ít gặp.

Trước đó, vào lúc 17 giờ ngày 22-7, bão số 3 vẫn chưa tan dù đã đi sâu vào đất liền từ trưa cùng ngày. Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia vừa phát thông tin cập nhật về diễn biến của cơn bão này.

IMG_0683.png
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia khẳng định: bão vẫn chưa tan (mô hình cập nhật 17 giờ ngày 22-7)

Một số nguồn tin trước đó cho rằng bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng theo cơ quan khí tượng Việt Nam, bão vẫn còn tồn tại ở cường độ cấp 8, giật cấp 10. Vị trí tâm bão lúc 16 giờ ở khoảng 20,1 vĩ Bắc - 105,9 kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa.

Trong 3 giờ qua, bão gần như đứng yên. Gió mạnh cấp 7-8 tiếp tục được ghi nhận ở nhiều nơi.

Cụ thể, Hòn Dấu (Hải Phòng): cấp 8, giật cấp 10; Uông Bí (Quảng Ninh): cấp 7, giật cấp 8; Văn Lý (Ninh Bình): cấp 8, giật cấp 10; Ba Lạt (Hưng Yên): cấp 7, giật cấp 9…

IMG_0684.jpeg
Người dân dồn lực bảo vệ đê, khắc phục sự cố khi bão số 3 đổ bộ. Ảnh: MXH

Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia dự báo trong 24 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/giờ, đi vào khu vực Thượng Lào và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.

Tuy nhiên, vùng nguy hiểm vẫn bao trùm khu vực phía Bắc từ vĩ tuyến 18,5 và phía Tây kinh tuyến 108. Mức độ rủi ro thiên tai vẫn ở cấp 3 đối với khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Trước đó, từ đêm 21 đến ngày 22-7, bão số 3 (Wipha) đã gây nhiều đợt mưa to kéo dài ở nhiều địa phương thuộc phía Nam đồng bằng Bắc bộ và nhất là khu vực Bắc Trung bộ (Thanh Hóa và Nghệ An).

Tại tỉnh Quảng Ninh, một tàu cá của ngư dân bị lật khi tránh trú bão tại khu vực sông Chanh (phường Quảng Yên), 4 thuyền viên trên tàu đã được đưa vào bờ an toàn. Tuy nhiên, khu vực Hạ Long gần như không bị thiệt hại đáng kể.

IMG_0689.jpeg
Tàu cá của ngư dân bị đắm, lật do sóng lớn ngày 22-7. Ảnh: QMG

Ngược lại, một số tuyến đường ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng bị ngập sâu. Đặc biệt, các khu vực như Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng (Ninh Bình) mưa trắng trời, nước tràn qua đường khiến giao thông gián đoạn.

Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai xã Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Ninh), 4 điểm sạt lở đất xuất hiện trên các tuyến đường tỉnh 291, 293 và tuyến đường liên xã (từ Tây Yên Tử đi Tuấn Đạo) gây ách tắc hoàn toàn. 32 hộ dân sống gần khu vực nguy hiểm đã được sơ tán.

Còn tại Hà Nội, người dân hạn chế ra đường vì lo sợ bão, trong khi tại các chợ và siêu thị, lượng người đi mua thịt cá, rau củ tăng mạnh trước thông tin mưa bão.

IMG_0687.jpeg
Kệ rau của một siêu thị trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội) sạch trơn sáng 22-7. Ảnh: HUỲNH ANH

Trước đó, việc ứng phó với bão số 3 của mỗi người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… đã sẵn sàng. Hàng trăm ô tô của cư dân ở phường Phú Diễn được đưa khỏi hầm, tập kết tạm trên quảng trường, gầm cầu và các showroom - tạo thành những “bãi trú bão” dã chiến, nhất là ở khu vực đường Phạm Văn Đồng.

Ban quản lý một khu chung cư có hơn 2.000 hộ ở phường Phú Diễn cho biết đã chủ động cho xe đỗ kín sân trước để phòng ngừa rủi ro do cây gãy đổ hay vật thể lạ bay trúng xe.

Tuy nhiên, từ sáng đến trưa 22-7 Hà Nội vẫn yên ắng… như bình thường, trời mưa nhỏ nhưng gió lặng.

IMG_0675.jpeg
Cơn dông bất ngờ xuất hiện trở lại ở Hà Nội vào đầu giờ chiều 22-7

Đến đầu giờ chiều, nhiều nơi tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên… còn bất ngờ hửng nắng. Do đó, nhiều người cố gắng ra đường đi làm, chạy chợ để tận dụng nửa ngày làm việc, nhưng đến khoảng 15 giờ, mây đen kéo tới, gió bắt đầu rít mạnh trở lại.

Từ khoảng 17 giờ, mưa và gió ở Hà Nội đã ngừng. Trên mạng xã hội, nhiều thông tin cho rằng, cơn bão đã tan.

IMG_0685.jpeg
Người dân trên đảo Cô Tô dọn dẹp, sắp đặt lại các vật dụng sau khi bão qua, gió lặng. Ảnh: TRUYỀN THÔNG CÔ TÔ

Theo các chuyên gia khí tượng, vùng mưa gió mạnh tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa và Nghệ An, tức là ở rìa phía Nam của tâm bão.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/den-19-gio-ngay-22-7-bao-so-3-van-ton-tai-hien-tuong-la-post804942.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ
Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm