Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp là lễ hội đặc sắc, có giá trị khảo cứu về văn hoá truyền thống của người Việt cổ.

Công LuậnCông Luận26/07/2025


Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa có quyết định đưa Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp ở tỉnh Ninh Bình vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

1bd1.jpg

Tục giã bánh dày tại sân đình Lục Giáp. Ảnh: Sở VHTT Ninh Bình

Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp diễn ra tại đình Lục Giáp - ngôi đình thờ thành hoàng chung của 6 làng Bồ Xuyên cổ (xưa gọi là “giáp”) thuộc xã Đồng Thái, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Đây là lễ hội đặc sắc, có giá trị về văn hoá truyền thống của người Việt cổ.

Lễ hội diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 11 âm lịch hàng năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng các vị thần thời Hùng Vương. Lễ hội gắn với hình tượng bánh dày - sản vật mà người dân tạo ra để dâng lên các vị Vua Hùng.

Lễ hội diễn ra với các nghi thức: Lễ Mộc dục, lễ thỉnh các thần linh từ Đình Đôi của thôn Đông - Đoài về đình Lục Giáp, lễ rước kiệu và rước bánh dày từ các thôn về đình Lục Giáp, lễ tế bánh dày, trỗi lễ và nghi thức kiệu hồi loan.

Bên cạnh những nghi thức tế lễ trang nghiêm, trong dịp lễ hội còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống: Bịt mắt bắt vịt, đi cầu tre, đánh đu tre, đánh cờ, thi bóng chuyền…

Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp còn tôn vinh, tri ân nhiều nhân thần là những người đã có công khai phá vùng đất Bồ Xuyên và Lục Giáp từ xưa đến nay.

1bd2.jpg

Lễ rước bánh dày từ các thôn về đình Lục Giáp. Ảnh: THNB

Khi tổ chức lễ hội, không chỉ các vị chức sắc mà tất cả các thành viên trong 6 thôn đều được huy động và phân công tham gia thực hiện các nghi lễ. Những người con là gốc của các thôn đã định cư ở các địa phương khác vẫn tích cực tham gia lễ hội tạo nên các thế hệ nối nhau luôn luôn hướng về cội, về nguồn, về quê cha đất mẹ.

Đến nay, Lễ hội Bánh dày đình Lục Giáp vẫn được người dân 6 thôn xã Đồng Thái bảo lưu với những nghi lễ cổ truyền. Quá trình tích hợp các yếu tố đương đại của từng thời kỳ (cho phép nữ giới đến đình làng, tham gia tế lễ), thay đổi trong nghi thức rước kiệu… cho thấy quá trình vận động của lễ hội trên cơ sở trao truyền, tiếp nối, sáng tạo các giá trị văn hóa.

Nguồn:https://congluan.vn/le-hoi-banh-day-dinh-luc-giap-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-10299087.html




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm