Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Thành công trong đổi mới, hướng tới 'học thật, thi thật, kết quả thật'

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chiều ngày 15/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Kỳ thi đã diễn ra thành công tốt đẹp, đạt được đầy đủ 3 mục tiêu lớn do Đảng, Quốc hội và Chính phủ đặt ra: Xét công nhận tốt nghiệp; đánh giá chất lượng dạy học phổ thông; và cung cấp dữ liệu tin cậy cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Báo Chính PhủBáo Chính Phủ15/07/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Thành công trong đổi mới, hướng tới 'học thật, thi thật, kết quả thật'- Ảnh 1.

Hội nghị công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Ảnh: VGP/Trần Hiệp

63 tỉnh thành trước khi sát nhập cũng khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay phải đảm bảo 3 mục tiêu. Một là để xét công nhận tốt nghiệp, ghi nhận tốt nghiệp, ghi nhận kết quả học tập của các cháu 12 năm giáo dục phổ thông. Hai là để đánh giá công tác quản lý, công tác dạy học ở phổ thông, từ đó rà soát, điều chỉnh các chính sách cho nó phù hợp. Chính sách từ đầu tư cơ sở vật chất, từ các chương trình đề án để nâng cao chất lượng giáo dục, chính sách cho nhà giáo, chính sách cho học sinh. Ba là đủ những số liệu tin cậy để xét tuyển sinh vào đại học.

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, thành công của kỳ thi năm nay đến từ việc mạnh dạn đổi mới theo hướng đánh giá năng lực thay vì kiểm tra kiến thức thuần túy. "Chúng ta không chỉ chuyển cách thi mà còn thay đổi tư duy dạy - học, từ học thuộc sang phát triển phẩm chất, năng lực thật sự cho học sinh".

Một điểm nổi bật của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là việc tổ chức thi theo định hướng nghề nghiệp, tạo cơ hội để học sinh phát huy năng lực cá nhân. Các em được tự chọn môn thi theo sở trường, kể cả khi có những môn tại một số tỉnh chỉ có duy nhất một thí sinh đăng ký, ngành giáo dục vẫn đảm bảo tổ chức thi đầy đủ, không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Thành công trong đổi mới, hướng tới 'học thật, thi thật, kết quả thật'- Ảnh 2.

Theo Thứ trưởng, kết quả kỳ thi phản ánh đúng năng lực học sinh và chất lượng giáo dục từng địa phương - Ảnh: VGP/Trần Hiệp

Việc rút ngắn từ 4 buổi xuống còn 3 buổi thi không chỉ giúp giảm áp lực, giảm chi phí mà còn thể hiện năng lực tổ chức vượt khó của toàn ngành. Buổi thi thứ ba được tổ chức đồng loạt tới 16 môn, nếu tính cả ngoại ngữ chi tiết là 18 môn, một thử thách chưa từng có. Tuy vậy, công tác ra đề, thu đề được thực hiện khoa học, an toàn tuyệt đối nhờ phương châm "thi thử như thi thật", không để xảy ra bất kỳ nhầm lẫn nào.

Đáng chú ý, lần đầu tiên học sinh chọn thi các môn như Tin học, Công nghệ nông nghiệp, đã cho thấy sự thay đổi tư duy lựa chọn môn thi theo năng lực và định hướng nghề nghiệp. Một số tỉnh miền núi có học sinh chọn thi tiếng Anh, kết quả xếp top 3 toàn quốc về điểm trung bình minh chứng cho tinh thần đổi mới toàn diện và hiệu quả. "Đây là thành công thực chất, đúng như mục tiêu giáo dục mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra", Thứ trưởng khẳng định.

Điểm trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn và phân hóa điểm số cho thấy kỳ thi có độ tin cậy cao. Kết quả này không gây "sốc", mà phản ánh đúng năng lực học sinh và chất lượng giáo dục từng địa phương. "Các tỉnh như Nghệ An, Nam Định, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc… vươn lên rõ nét, thay vì chỉ Hà Nội hay TPHCM đứng đầu như trước đây", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng dẫn chứng.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2025 đạt 99,21%, gần tương đương với năm 2024 (99,24%). Điểm đáng chú ý là kỳ thi năm nay đã giảm áp lực cho học sinh khi điểm thi chỉ chiếm 50% trong số xét tốt nghiệp, phần còn lại được tính từ quá trình học tập lớp 12. Đây là bước điều chỉnh quan trọng nhằm công nhận đúng năng lực học sinh, tránh lệ thuộc tuyệt đối vào điểm số kỳ thi. 

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, năm nay lần đầu Bộ áp dụng phương pháp hiệu chỉnh điểm theo T-score - công cụ khoa học để chuẩn hóa dữ liệu, giúp đánh giá khách quan hơn kết quả học tập. Cách làm này được các chuyên gia đánh giá cao và mở ra hướng tiếp cận mới trong phân tích, điều hành giáo dục. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Thành công trong đổi mới, hướng tới 'học thật, thi thật, kết quả thật'- Ảnh 3.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây là một kỳ thi không chỉ phản ánh năng lực học sinh, mà còn nói lên nhiều điều về công tác quản lý, tổ chức - Ảnh: VGP/Trần Hiệp

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, "Học sinh của chúng ta đã chuyển trạng thái rất nhanh, không bị động như trước. Có lẽ các con thấm từ lâu rồi mà chúng ta lúc nào cũng lo thay". Và kết quả ngày hôm nay chính là hướng tới học sinh và hướng tới kết quả thật, đúng theo tinh thần chỉ đạo chủ động, sáng tạo, học thật, thi thật, kết quả thật, nhân tài thật của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thứ trưởng khẳng định, có được kết quả này là nỗ lực của toàn ngành giáo dục. Một kỳ thi không chỉ phản ánh năng lực học sinh, mà còn nói lên nhiều điều về công tác quản lý, tổ chức. Dù Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều cuộc họp báo, công bố thông tin rộng rãi, nhưng với một kỳ thi lớn, lần đầu đổi mới sâu như năm nay, không thể tránh khỏi những điểm còn chưa trọn vẹn.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến từ học sinh, phụ huynh, chuyên gia với tinh thần cầu thị, nghiêm túc. Đồng thời, vẫn giữ vững quan điểm chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, chỉ đạo và cải tiến kỳ thi trong các năm tiếp theo. 

Thu Trang


Nguồn: https://baochinhphu.vn/ky-thi-tot-nghiep-thpt-2025-thanh-cong-trong-doi-moi-huong-toi-hoc-that-thi-that-ket-qua-that-102250715183347802.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm