Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Keo giâm hom: “Cú hích” kinh tế hộ khu vực duyên hải

Ngày nay, ở xã Sơn Mỹ không khó bắt gặp những chủ vườn rừng trồng keo giâm hom đã vươn lên khá giả. Khi những vườn keo đã lên xanh tốt, việc chăm sóc của các chủ vườn nhàn hạ hơn.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng10/07/2025

img_2055(1).jpg
Rừng keo phủ tán

Buổi sáng, những chủ vườn keo ở đây thường cùng bạn bè uống trà, cà phê, khoảng 8h - 9h nhiều người mới lái xe máy, có người lái xe bán tải vào thăm vườn rừng trồng. Rất nhàn hạ, vì trước đó họ cũng đã tất bật với trồng, chăm sóc, khi keo vào năm 2, năm 3 thì thuê người chăm sóc vườn rừng để cây phát triển mạnh, sớm cho khai thác.

Anh Trương Văn Đồng ở Thôn 2 sở hữu 15 ha chuyên trồng rừng keo giâm hom hơn 20 năm nay, cho hay: “Giá gỗ keo cơ bản ổn định, trồng rừng chăm sóc kỹ, 4 năm là cho thu hoạch, có thu nhập. Gia đình tôi năm trước thu hoạch 12 ha, giá bán 130 triệu - 140 triệu đồng/ha, trừ chi phí, thu gần 100 triệu đồng/ha. 3 ha còn lại khai thác tiếp cuối tháng 7 này, mức lãi tương tự vậy. Đất trồng keo năm đầu còn trồng xen cây mỳ thêm được 20 triệu đồng/ha nữa”. Cách trồng rừng hiệu quả của anh Trương Văn Đồng được UBND huyện Hàm Tân cũ biểu dương “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” vào những năm trước.

Tương tự, ông Phan Thanh Sơn, ở thôn Bàu Giêng, xã Sơn Mỹ sở hữu vườn rừng trồng keo rộng 15 ha. “Tôi đã thu hoạch nhiều đợt trong các năm qua, mỗi ha lãi khoảng 100 triệu đồng. Loại cây trồng lâu năm này đang có giá, nhiều người trồng keo thôn Suối Bang, Suối Tứ tranh thủ thu hoạch khi keo đến kỳ khai thác, trồng cây mới trong mùa mưa này. Mùa đầu, nông dân có thể trồng xen hoa màu như cây mỳ bên cạnh những hàng keo non. Năm thứ hai khi keo khép lá, người trồng tập trung chăm sóc đến kỳ thu hoạch. Riêng xã Thắng Hải cũ trồng hơn 950 ha keo”, ông Phan Thanh Sơn chia sẻ.

Hiện ở xã Sơn Mỹ có gần 50 hộ sở hữu từ 10 ha/hộ keo giâm hom trở lên, còn phần đông bà con có 2 - 3 ha và diện tích trồng mới hàng năm đều cao. Chưa kể diện tích keo rộng lớn của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trồng trên địa bàn xã Sơn Mỹ, địa phương có vài ngàn ha rừng keo các loại được nông dân trồng trên diện tích đất rẫy, đất đồi núi trọc, ven biển và cả trong đất vườn điều già cỗi đã chặt hạ. Trong mùa này, vài trăm ha đã và đang được các chủ vườn bán cho tiểu thương khai thác. Nhiều hộ trong xã đã có thu nhập ổn định từ nghề trồng rừng nguyên liệu này.

Nhờ vậy, diện tích keo ngày càng rộng lớn, phủ xanh nhiều đất đai cằn cỗi. Sản lượng keo trên địa bàn chủ yếu bán cho các tiểu thương làm đầu mối cho một số ít doanh nghiệp ở Biên Hòa (Đồng Nai), TP Hồ Chí Minh, chế biến giấy, bao bì chứa gỗ, dăm gỗ xuất khẩu. Địa phương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm cơ sở thu mua, nhà máy chế biến keo nguyên liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng.

Cây keo khu vực duyên hải xã Sơn Mỹ mới mang lại nguồn thu nhập ổn định cho Nhân dân, đồng thời góp phần đảm bảo độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn. Không những thế với những đặc điểm sinh học riêng, cây keo còn có khả năng làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Nguồn: https://baolamdong.vn/keo-giam-hom-cu-hich-kinh-te-ho-khu-vuc-duyen-hai-381879.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm