Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thêm dư địa cho phát triển

Sau khi hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới, mở ra một cơ hội để tái cấu trúc hệ thống vận hành trục liên kết kinh tế Đông - Tây, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế - văn hóa.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng24/07/2025

a5.jpg
Công nhân theo dõi quy trình vận hành tại Phân xưởng Nhiệt điện tại Nhà máy Alumin Tân Rai

Trước khi hợp nhất, mỗi địa phương của tỉnh Lâm Đồng mới đều có những tiềm năng và thế mạnh riêng, nay hợp nhất thì những lợi thế đó lại càng có cơ hội để phát huy tối đa vì được cộng hưởng thêm những thế mạnh khác: dư địa không gian rộng hơn, đặt trong một chỉnh thể kinh tế hài hòa hơn và một không gian văn hóa giàu bản sắc hơn. Nếu như Bình Thuận (cũ) có lợi thế để phát triển kinh tế biển, bên cạnh kinh tế nông nghiệp với chủ lực là cây thanh long thì Lâm Đồng (cũ) và Đắk Nông (cũ) có thế mạnh về tài nguyên đất đai và khí hậu để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp: trồng rau hoa quả ôn đới, phát triển cây công nghiệp, kinh tế rừng...

Ngoài ra, Lâm Đồng và Đắk Nông trước kia cũng là 2 địa phương có trữ lượng bauxite rất lớn. Báo cáo của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, mỗi năm 2 nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn alumin. Trong khi đó, trữ lượng titan của Bình Thuận (cũ) lớn nhất nước. Đây là tiềm năng to lớn để Lâm Đồng mới hình thành các cực phát triển công nghiệp khoáng sản, rồi xuất khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Tân.

Tiến sĩ Đinh Kiệm - một chuyên gia kinh tế ở TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc hợp nhất 3 tỉnh để tạo ra một thực thể hành chính mới là sự tập hợp đa dạng, tạo ra dư địa nguồn tài nguyên phong phú từ các vùng đất ở Tây Nguyên đến vùng biển Bình Thuận. Sự hợp nhất này không chỉ mang lại sự tương hỗ trong sản xuất giữa các cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng mới, mà còn thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh Lâm Đồng.

a6.jpg
Sản xuất alumin trong Nhà máy alumin Tân Rai

Một chuyên gia du lịch - ông Cao Thế Anh kỳ vọng, 3 tỉnh với những hệ sinh thái văn hóa đặc thù: từ tên gọi đến không gian văn hóa, từ tín ngưỡng đến tập quán sản xuất, từ kiến trúc đến cách ứng xử cộng đồng... hợp nhất thành 1 tỉnh sẽ tạo ra sự đột phá trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Từ nay, Lâm Đồng vừa có biển, đảo, vừa có hoa - rau, lại thêm cả Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, hồ Tà Đùng - một vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên. Lâm Đồng hợp nhất còn mở ra cơ hội phát triển sản xuất rau - hoa thương phẩm, trở thành thủ phủ rau - hoa số 1 của cả nước. Thêm nữa, các loại nông sản như cà phê, hồ tiêu, ca cao, mắc ca và các loại trái cây khác dễ dàng vận chuyển về chế biến trong các khu công nghiệp để xuất khẩu.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Kiệm, việc cần làm ngay của tỉnh Lâm Đồng mới đó là nhanh chóng lập quy hoạch không gian phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, chú trọng đến sự liên kết giữa các cực tăng trưởng Đông - Tây nhằm tạo dư địa rộng hơn. qua đó, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng, song song với việc tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trước mắt, việc tạo ra một thực thể hành chính mới, Lâm Đồng sẽ thúc đẩy ngành logistics phát triển, việc vận chuyển khoáng sản xuống cảng Vĩnh Tân cũng thuận tiện hơn, kéo theo nhiều ngành nghề khác cùng vươn mình ra biển lớn.

Nguồn: https://baolamdong.vn/them-du-dia-cho-phat-trien-383598.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm