Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tạo xung lực mới cho quan hệ đối tác Mekong – Nhật Bản

Chiều 10/7, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 16 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế10/07/2025

Tạo xung lực mới cho quan hệ đối tác Mekong – Nhật Bản
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 16. (Ảnh: Quang Hòa)

Tại Hội nghị, các nước thành viên đánh giá năm đầu tiên triển khai Chiến lược Mekong – Nhật Bản 2024 đã góp phần tạo những bước tiến mới trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối hạ tầng giao thông tại tiểu vùng.

Các Bộ trưởng khẳng định cam kết tạo xung lực mới cho quan hệ đối tác Mekong – Nhật Bản (MJC) trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chuyển biến khó lường, hợp tác đa phương đang đứng trước cơ hội và thách thức đan xen.

Để bắt kịp các xu hướng mới và nhu cầu phát triển của các thành viên, các Bộ trưởng nhấn mạnh MJC cần tập trung vào chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực số, đầu tư phát triển hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, quản lý bền vững nguồn nước, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm mạng.

Tạo xung lực mới cho quan hệ đối tác Mekong – Nhật Bản
Các nước thành viên đánh giá cao vai trò đồng chủ trì của Việt Nam và Nhật Bản trong nâng tầm hợp tác MJC và nhất trí nối lại Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản vào cuối năm 2025. (Ảnh: Quang Hòa)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hợp tác Mekong – Nhật Bản triển khai theo tư duy mới, phương thức mới, cách tiếp cận mới nhằm xây dựng cơ chế MJC sáng tạo và thích ứng. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề xuất thời gian tới hợp tác Mekong – Nhật Bản tập trung 3 nhóm lĩnh vực ưu tiên.

Thứ nhất, tăng cường kết nối hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, triển khai các sáng kiến thương mại xuyên biên giới, nâng cao năng lực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

Thứ hai, tăng tốc số hóa, đổi mới sáng tạo, phát triển các trung tâm số và ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất và quản lý của mọi lĩnh vực.

Thứ ba, gia tăng các giải pháp liên ngành để giải quyết các thách thức về an ninh lương thực – nước – năng lượng, đầu tư và chuyển giao công nghệ để phát triển năng lượng tái tạo.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh khu vực tư nhân là lực lượng then chốt để MJC hiện thực hóa các lĩnh vực hợp tác nêu trên. Trên tinh thần đó, các nước thành viên hoan nghênh sáng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tổ chức định kỳ Diễn đàn Doanh nghiệp Mekong – Nhật Bản nhằm phát huy tiềm năng và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Mekong – Nhật Bản.

Các nước thành viên đánh giá cao vai trò đồng chủ trì của Việt Nam và Nhật Bản trong nâng tầm hợp tác MJC và nhất trí nối lại Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản vào cuối năm 2025.

Kết thúc Hội nghị, Việt Nam và Nhật Bản ra Tuyên bố đồng Chủ tịch.

Cơ chế MJC bao gồm 6 thành viên Campuchia, Lào, Myanmar, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2025, MJC khởi động cơ chế đồng chủ trì mới, với Việt Nam là nước Mekong đầu tiên đảm nhận vai trò này.

Nguồn: https://baoquocte.vn/tao-xung-luc-moi-cho-quan-he-doi-tac-mekong-nhat-ban-320562.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm