Hội nghị Phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh vào tháng 4-2025. Ảnh: H.Quân |
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về CĐS đến với người dân, doanh nghiệp.
Hợp tác phát triển nguồn nhân lực số
Những nền tảng, thành quả CĐS đạt được trong những năm qua, đồng thời đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia) sẽ là tiền đề quan trọng để Đồng Nai hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng bền vững trong giai đoạn phát triển mới, tạo cơ hội phát triển đột phá trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện CĐS, đổi mới công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Do đó, tỉnh luôn chú trọng thu hút đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CĐS, công nghệ cao… tại địa phương.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về việc phát động Phong trào Thi đua “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện thành công cuộc cách mạng phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và CĐS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. |
Tiến sĩ Lê Quốc Bảo, Phó viện trưởng Viện Phát triển năng lực lãnh đạo (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết Đồng Nai có thể tiếp tục mở rộng các chương trình bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực về công nghệ thông tin chuyên sâu; các nội dung, chuyên đề liên quan đến Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, từ đó cụ thể hóa các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ chiến lược cho địa phương. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng tại Đồng Nai có thể kết nối với các viện, trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để đưa sinh viên đến tham quan, thực tập ở các phòng thí nghiệm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp về KHCN, đổi mới sáng tạo…
Tiến sĩ Lâm Thành Hiển, Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng, cho biết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình CĐS, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhà trường đã và đang tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ, trường đại học trong và ngoài nước, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao.
Nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân
Cuối tháng 5-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND về việc triển khai Chương trình Bình dân học vụ số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2025. Chương trình này giúp người lao động kết nối với kho tri thức nhân loại thông qua công nghệ số hóa; hình thành văn hóa số và tư duy số trong giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, giúp cộng hưởng trí tuệ cá nhân của mỗi người với trí tuệ nhân tạo.
Người dân tham quan các gian hàng sản phẩm công nghệ số tại một triển lãm không gian số ở Đồng Nai. |
Kế hoạch nhằm triển khai sâu rộng Phong trào Bình dân học vụ số, qua đó phổ cập tri thức cơ bản về CĐS, kỹ năng số cho người dân với tinh thần toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS. Người dân được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của KHCN, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại. Đồng thời, nâng cao nhận thức và kỹ năng số thiết yếu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ, giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với CĐS.
Cuối tháng 6-2025, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về việc duy trì hoạt động hiệu quả của tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương. Để đảm bảo hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục phát huy hiệu quả, phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính và sẵn sàng cho công tác vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, UBND tỉnh yêu cầu các xã, phường mới sau sắp xếp đơn vị hành chính khẩn trương rà soát, duy trì, tái kiện toàn tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn quản lý. Việc tái kiện toàn cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương, đảm bảo tổ công nghệ số cộng đồng có cơ cấu tổ chức phù hợp, đủ năng lực hoạt động.
Trong đó, lấy lực lượng công an xã và Đoàn Thanh niên làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với hội phụ nữ, cán bộ văn hóa xã hội, giáo viên tin học, học sinh, sinh viên và các thành phần khác trên địa bàn có khả năng ứng dụng công nghệ số để tăng cường đội ngũ hỗ trợ thực chất, hiệu quả cho người dân và cán bộ cơ sở trong công tác CĐS. Tổ công nghệ số cộng đồng sau khi kiện toàn có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện công tác “cầm tay chỉ việc” cho người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tài khoản định danh điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, cũng như hướng dẫn sử dụng các nền tảng số của tỉnh và quốc gia, đặc biệt là trong quá trình vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Hải Quân
Nguồn: https://baodongnai.com.vn/chuyen-doi-so/202507/tang-cuong-cac-giai-phap-thuc-day-chuyen-doi-so-f200cc6/
Bình luận (0)