.jpg)
Đại hội là sự kiện chính trị trọng đại, mở đầu cho một chương mới đầy triển vọng cho xã Tà Năng được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị hành chính cấp xã là Tà Năng và Đa Quyn.
.jpg)
Đại hội đã lắng nghe báo cáo tổng kết những kết quả đạt được trong 5 năm qua. Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực không ngừng, Đảng bộ và Nhân dân 2 xã Tà Năng và Đa Quyn (cũ) đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, với 9/12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
.jpg)
Đáng chú ý là những chuyển biến tích cực trong kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Trong nhiệm kỳ 2025 - 2030, với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội đã đề ra 16 chỉ tiêu quan trọng; trong đó, có 13 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và 3 chỉ tiêu về xây dựng Đảng.
.jpg)
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Trần Hồng Thái nhấn mạnh Tà Năng là một xã có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội đặc thù nhờ diện tích tự nhiên rộng lớn và những nét tương đồng về văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Đồng chí đánh giá cao tinh thần đoàn kết, thống nhất và những nỗ lực không ngừng của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng toàn thể Nhân dân 2 địa phương trong quá trình sáp nhập.
.jpg)
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong nhiệm kỳ tới, đồng chí đề nghị Đảng bộ xã Tà Năng tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc ổn định tổ chức, xây dựng khối đại đoàn kết được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Cần quán triệt sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân.
.jpg)
Đồng chí cũng yêu cầu xã cần xác định nhiệm vụ trọng tâm với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả, rõ thời hạn, rõ lộ trình".
Đặc biệt, đồng chí đánh giá cao 4 khâu đột phá của Ban Chấp hành Đảng bộ xã; đồng thời, đề nghị xã cần đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, nhưng phải phù hợp với điều kiện của một xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
.jpg)
Để giải quyết vấn đề "lỗ hổng số" do khoảng cách địa lý, đồng chí Trần Hồng Thái đề nghị xã cần xây dựng hạ tầng viễn thông cơ bản, đảm bảo phủ sóng wifi đến các thôn xa; phát triển nông nghiệp số với các ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin thị trường, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
.jpg)
Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ưu tiên số hóa các dịch vụ hành chính thiết yếu nhất như cấp giấy tờ, hỗ trợ y tế, giáo dục.
Xã Tà Năng có địa bàn rộng, khoảng cách từ một số cụm dân cư đến trụ sở xã khá xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, cần thiết lập Tổ công tác lưu động của xã đến từng thôn theo lịch cố định trong tháng để tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân. Đây là biện pháp thiết thực để đảm bảo công tác phục vụ Nhân dân, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì lợi ích của Nhân dân.
Đồng chí Trần Hồng Thái
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
.jpg)
Với những đặc thù riêng, xã Tà Năng cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Thái nhấn mạnh.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Trần Hồng Thái cũng cam kết sự đồng hành và hỗ trợ toàn diện của tỉnh đối với xã Tà Năng về nguồn nhân lực; về nguồn lực đầu tư; về chính sách đặc thù và về hỗ trợ kỹ thuật.
.jpg)
Đại hội đã lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm từ các đại biểu và biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị quyết.
Nguồn: https://baolamdong.vn/ta-nang-can-dac-biet-quan-tam-den-viec-bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-cac-dan-toc-383799.html
Bình luận (0)