Pháp ra mắt tháp pháo laser diệt UAV trên xe bọc thép
Lần đầu ra mắt tại Techterre 2025, hệ thống HELMA-LP gắn trên tháp pháo T1 Hornet đã đưa chiến tranh chống UAV vào chiến tranh hiện đại.
Báo Khoa học và Đời sống•16/07/2025
Để ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng của máy bay không người lái (UAV) trên chiến trường. Mới đây, hai công ty CILAS và Arquus của Pháp, đã có một bước tiến cực kỳ táo bạo, trong việc tích hợp hệ thống laser HELMA-LP vào tháp pháo điều khiển từ xa T1 HORNET. Một hệ thống chiến đấu hợp nhất, nơi mà vũ khí trang bị được kết hợp một cách hoàn hảo.
Sự phát triển này là một phần của chương trình thử nghiệm, nhằm cung cấp các giải pháp cụ thể cho lực lượng bộ binh đang phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết về năng lực chống máy bay không người lái phi tập trung. Trước đó vào đầu năm 2025, hệ thống laser HELMA-LP đã được ra mắt và được lắp trên xe Sherpa Scout.
Vài tuần trước, các cuộc trình diễn đầu tiên của hệ thống này đã được tiến hành, với các bài kiểm tra bắn vào mục tiêu khác nhau ở khoảng cách khoảng 200 mét. Kết quả đạt được vô cùng đáng kinh ngạc: vũ khí laser có thể vô hiệu hóa hệ thống quang học của UAV trong vòng một giây và vô hiệu hóa hoàn toàn UAV trong vòng chưa đầy mười giây.
Với khả năng phản ứng nhanh nhẹn, hệ thống laser HELMA-LP trở thành một vũ khí tiềm năng hữu ích cho các đơn vị tiền tuyến, những nơi thường thiếu các giải pháp thích ứng để chống lại các đàn máy bay không người lái hoặc UAV hoạt động đơn lẻ.
Ngoài ra, HELMA-LP còn nổi bật nhờ khả năng tích hợp dễ dàng vào tháp pháo T1 HORNET. Hệ thống được lắp đặt thông qua thanh ray Picatinny trên pháo chính, cho phép lắp đặt đơn giản mà không cần sửa đổi lớn. Hệ thống được cung cấp năng lượng bởi một máy phát điện tích hợp ở phía sau, loại bỏ nhu cầu sử dụng nguồn điện bên ngoài phức tạp.
Với thiết kế dạng mô-đun có thể tháo rời, hệ thống này dễ dàng tương thích với các thành phần khác của tháp pháo, bao gồm vòng phóng lựu đạn khói Galix, súng máy FN Herstal 12,7 mm và radar thu tín hiệu Echodyne, góp phần vào khả năng tự động căn chỉnh của tháp pháo.
Bên cạnh đó, HELMA-LP có nguồn gốc từ hệ thống laser HELMA-P, trước đó đã được Hải quân Pháp thử nghiệm và triển khai để bảo vệ Paris khỏi máy bay không người lái trong Thế vận hội Olympic 2024.
HELMA-LP được thiết kế mang tính di động chiến thuật cao, có hình dạng một khẩu súng trường laser dựa trên nền tảng AR-15 và được kết nối bằng hai dây cáp với ba lô nặng 15 kg chứa pin sạc. Những viên pin này cung cấp đủ năng lượng cho phép laser hoạt động liên tục trong tối đa 60 giây, thời gian tiếp xúc thông thường từ 5-15 giây, đủ để vô hiệu hóa mục tiêu bằng cách tiếp xúc lâu dài với chùm tia.
Ban đầu, HELMA-LP được thiết kế cho các nhiệm vụ vô hiệu hóa mục tiêu riêng biệt, gây hư hại hoặc phá hủy các cảm biến điện tử, camera, hệ thống ngắm và thiết bị quang điện tử thông qua hiệu ứng nhiệt của chùm tia laser. HELMA-LP hoạt động im lặng và vô hình, phù hợp với các lực lượng đặc nhiệm cần vô hiệu hóa các thiết bị nhạy cảm mà không để lộ vị trí của chúng.
Dù HELMA-LP không được thiết kế để chống lại các thiết bị bay không người lái, nhưng sau các thử nghiệm cho thấy, ngay cả một chùm tia laser công suất thấp cũng có thể làm hỏng cảm biến quang học của UAV. Điều này chứng minh tầm quan trọng của nó không chỉ trong các hoạt động chống UAV mà còn trong việc vô hiệu hóa từ xa các thiết bị nổ tự chế.
Hơn thế nữa, sự hợp tác giữa CILAS và Arquus đã giải quyết không ít những thiếu sót của lực lượng mặt đất Pháp, mà còn mở ra một hướng đi đáng tin cậy hướng tới phát triển năng lực chống máy bay không người lái tiên tiến hơn.
Trong khi việc phát triển giải pháp tích hợp hoàn toàn và mạnh mẽ vẫn đang được tiến hành, phiên bản trình diễn HELMA-LP trên tháp pháo T1 HORNET đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, trong việc thích ứng của lực lượng mặt đất với các mối đe dọa hiện đại, đáp ứng nhu cầu bảo vệ tầm gần, tác chiến điện tử riêng biệt và tác chiến mạng trong trung hạn.
Bình luận (0)