Ngũ cốc có thể dễ nấm mốc trong điều kiện bảo quản không an toàn. (Ảnh minh hoạ do AI tạo) |
Trên đây là kết quả của một nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học thuộc Đại học Y Sechenov (Nga) phối hợp cùng các chuyên gia từ Trung Quốc, Brazil và Mỹ thực hiện.
T-2 là một trong những độc tố mạnh nhất trong nhóm trichothecene, có khả năng gây ức chế miễn dịch, tổn thương tế bào và phá hủy mô liên kết. Nguy cơ phơi nhiễm thường đến âm thầm, qua từng bữa ăn chứa ngũ cốc nhiễm nấm mốc mà không được nhận biết.
Độc tố T-2 có thể xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm như bánh mì và các chế phẩm từ ngũ cốc.
Điều đáng lo ngại là T-2 không chỉ gây hại đơn thuần mà còn được xác định là tác nhân hủy hoại mô sụn, một yếu tố có thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh Kashin-Beck (một dạng loạn dưỡng xương sụn mãn tính thường gặp ở các vùng đất thiếu selen và ô nhiễm bởi ngũ cốc mốc).
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy thiếu hụt selen - một vi chất thiết yếu - làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực của độc tố T-2 đối với cơ thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp.
Kết luận này củng cố khuyến nghị về việc bổ sung dinh dưỡng chứa selen cho những cộng đồng sống tại các khu vực có nguy cơ cao, nơi ngũ cốc dễ nấm mốc do điều kiện bảo quản không bảo đảm trong khi đất đai lại thiếu selen tự nhiên.
Nguồn: https://baoquocte.vn/ngu-coc-bao-quan-kem-co-the-san-sinh-doc-to-nguy-hiem-gay-thoai-hoa-khop-nghiem-trong-322601.html
Bình luận (0)