Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Báo Lào CaiBáo Lào Cai21/07/2025

3.png

Gia đình chị Lý Gì Su, thôn Kin Chu Phìn 2 là một trong những hộ tiêu biểu trong chuyển đổi cây trồng tại địa phương. Trước đây, diện tích nương của gia đình chủ yếu trồng ngô và đậu tương, thu nhập bấp bênh, đời sống gặp nhiều khó khăn. Khi được xã hỗ trợ giống lê VH6 và hướng dẫn kỹ thuật, chị Su mạnh dạn chuyển đổi sang trồng 100 cây lê trên diện tích đất trồng ngô.

Chị Su chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng lo vì lê là cây lâu năm, giống mới, sợ trồng mất công mà chưa biết có cho quả không. Nhưng được cán bộ hướng dẫn cách trồng, vin cành, bón phân nên yên tâm làm và đã thành công. Hiện mỗi năm gia đình có nguồn thu trên 70 triệu đồng từ trồng lê. Năm nay, tôi đã trồng thêm 150 cây lê trên diện tích nương ngô còn lại để tăng thu nhập”.

Câu chuyện của chị Su là minh chứng hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng phù hợp. Từ vài hộ làm trước, đến nay cây lê đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của xã. Tổng diện tích trồng lê trên địa bàn đạt trên 174 ha, diện tích đang cho thu hoạch là hơn 80 ha, mỗi ha lê cho thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm. Sản phẩm lê VH6 Mường Hum đã được công nhận đạt OCOP 3 sao, ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.

4.png

Bên cạnh cây ăn quả, cây chè cũng được địa phương xác định là cây trồng chủ lực trong định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hiện toàn xã có 112 ha chè đang cho thu hoạch, trong đó có 92 ha chè trồng dày, bảo đảm mật độ.

Chè được trồng nhiều tại thôn Mường Hum và một số khu vực có độ cao phù hợp, khí hậu mát mẻ. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 305 tấn, bằng gần 47% kế hoạch năm. Giá thu mua dao động từ 8.000 đồng/kg (giống Shan tuyết) đến 15.000 đồng/kg (giống Bát tiên).

Ông Lương Bá Lập, Bí thư Chi bộ thôn Mường Hum chia sẻ: “Việc trồng chè theo quy trình sạch, hữu cơ, thu hái đúng kỹ thuật đang được triển khai, nhờ đó năng suất chè tăng, giá bán cao, người dân yên tâm sản xuất”.

Ngoài hai cây trồng chủ lực là lê và chè, xã còn phát triển vùng trồng dược liệu với tổng diện tích 21,5 ha, gồm chè dây và cỏ ngọt. Toàn bộ sản phẩm dược liệu được đơn vị liên kết tiêu thụ với giá ổn định, đem lại thu nhập cao cho nông dân, nhiều hộ có hướng mở rộng diện tích trồng dược liệu trong năm tới. Các vùng sản xuất hàng hóa ở Mường Hum ngày càng hình thành rõ nét, thuận lợi cho công tác chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm.

5.png

Cùng với đó, xã Mường Hum còn tập trung phát triển chăn nuôi với tổng đàn đại gia súc hiện có hơn 2.260 con, đàn gia cầm hơn 16.400 con. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 50% kế hoạch. Mô hình nuôi cá nước lạnh ở quy mô hộ gia đình tiếp tục được duy trì với hơn 3 ha, 36 hộ tham gia nuôi, sản lượng cá nước lạnh đạt trên 200 tấn/năm, đem lại nguồn thu khá cho người dân.

2.png

Nguồn: https://baolaocai.vn/muong-hum-hinh-thanh-vung-san-xuat-hang-hoa-nang-cao-sinh-ke-ben-vung-post649373.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm