thiết bị điện… đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Từ đầu mùa hè đến nay, Quảng Ninh ghi nhận những đợt nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng thiết bị điện ở cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp cũng tăng. Đây cũng là thời điểm học sinh nghỉ hè, kéo theo đó nhu cầu sử dụng điện tại mỗi gia đình tăng cao. Chị Nguyễn Thị Dung (phường Hạ Long) cho biết: Trong năm học, các con tôi đi học hầu như cả ngày trong tuần, nên điện tiêu thụ của gia đình thấp. Từ đầu kỳ nghỉ hè đến nay, tôi chưa cho 2 cháu đi học thêm, nên thời gian chủ yếu các cháu ở nhà, điều này đồng nghĩa với tiêu thụ điện tăng cao. Không có người lớn ở nhà thường xuyên, vợ chồng tôi phải nhắc nhở con mình sử dụng điện đảm bảo an toàn, nhất là việc rút rắc cắm điện khi không sử dụng thiết bị, không được sử dụng điện thoại khi đang sạc pin… để phòng chống cháy nổ. Thực tế ở nhiều nơi trên cả nước, thời gian qua, xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, nguyên nhân là người dân sử dụng điện thiếu an toàn…
Tại Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay xảy ra 47 vụ cháy, giảm 12 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trước những diễn biến thất thường của thời tiết, nền nhiệt có xu hướng tăng, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, điều này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn. Quảng Ninh lại là địa bàn đô thị hóa nhanh, nhiều khu đô thị, chung cư, nhà hàng, khách sạn, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí… phục vụ du lịch, nhất là cao điểm du lịch hè, tiềm ẩn cháy nổ cao…
Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua công tác PCCC được các đơn vị, địa phương quan tâm triển khai. Toàn tỉnh hiện có 1.567 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và 514 điểm chữa cháy công cộng. Trung tuần tháng 6/2025, Công an tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC" cấp tỉnh năm 2025 với 13 đội thi, đại diện cho 13 địa phương trong tỉnh. Phần thi lý thuyết, các VĐV trả lời những câu hỏi xoay quanh những kiến thức cơ bản về công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại hộ gia đình. Với tình huống giả định trong phần thực hành xảy ra cháy ở loại hình nhà ở liền kề kết hợp sản xuất, kinh doanh, các VĐV thực hiện các thao tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sử dụng kìm cộng lực để phá khóa cửa, sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, sử dụng mặt nạ lọc độc để tiếp cận đám cháy, kỹ thuật di chuyển người bị nạn, kỹ thuật tìm kiếm, di chuyển tài sản…
Thông qua Hội thi nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, cứu người, cứu tài sản cho các thành viên “Tổ liên gia an toàn PCCC” và khu vực lân cận. Qua đó, giúp các Tổ liên gia đi vào hoạt động thực chất; phát huy hiệu quả nguyên tắc “4 tại chỗ”, "5 phút vàng" trong chữa cháy, giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tại khu dân cư.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 300.000ha rừng, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, 80% diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, chủ yếu là rừng trồng các loại cây dễ bắt lửa như thông, keo, bạch đàn, tre, nứa.
Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 4 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị thiệt hại gần 49ha. Ngoài ra, trên toàn tỉnh còn xảy ra hàng chục điểm cháy liên quan đến cây gãy đổ sau bão, cháy thực bì và diện tích sau khai thác, với tổng diện tích thiệt hại lên tới hơn 600ha…
UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCC, trong đó hướng dẫn chi tiết về phương pháp dọn vật liệu tại hiện trường rừng bị thiệt hại, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cao về cháy và phương án PCCC rừng… Đặc biệt, thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg (ngày 13/4/2025) của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND (ngày 13/4/2025), yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC rừng; đồng thời khẩn trương khắc phục hậu quả và phục hồi diện tích rừng bị cháy. Bám sát chỉ đạo của trung ương, tỉnh, các địa phương chủ động xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các khu vực rừng bị ảnh hưởng do thiên tai, xử lý nghiêm các hành vi cố ý đốt, phá rừng trái pháp luật… Các chủ rừng cũng đã chủ động ký cam kết không đốt thực bì trong điều kiện thời tiết khô hanh nhằm giảm nguy cơ phát sinh cháy rừng trong mùa trồng rừng sắp tới.
Thời tiết nắng nóng kéo dài được dự báo tiếp tục diễn ra, cùng với các biện pháp PCCC của các đơn vị, địa phương, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Trong đó, lưu ý thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống điện, sử dụng thiết bị điện an toàn. Đặc biệt, cần lựa chọn, sử dụng các thiết bị điện có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; không sạc điện thoại, xe điện qua đêm, không để thiết bị điện hoạt động khi không có người trông coi; tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà; tránh đốt lửa, vàng mã, đốt rác gần khu vực nhà ở, khu dân cư, hoặc các vật dụng dễ cháy…
Nguồn: https://baoquangninh.vn/khong-chu-quan-voi-giac-lua-trong-mua-nang-nong-3365671.html
Bình luận (0)