Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Điểm sàn ĐH Kiến trúc Hà Nội: Nhận hồ sơ từ 18 điểm với thiết kế đồ họa

(Dân trí) - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lấy điểm sàn cao nhất là 18 với một số ngành, trong đó có thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất.

Báo Dân tríBáo Dân trí21/07/2025

Theo thông tin vừa công bố chiều 21/7, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lấy điểm sàn xét tuyển 16-18 điểm trên thang điểm 30. Riêng các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Thiết kế đô thị, Kiến trúc cảnh quan lấy điểm sàn từ 22 trên thang 40 (điểm vẽ mỹ thuật tính hệ số 2).

Mức điểm sàn cao nhất nằm ở các ngành đào tạo liên quan nghệ thuật ứng dụng như thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, điêu khắc, mỹ thuật đô thị, nghệ thuật số.

Bên cạnh đó, cả ba chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có công nghệ game, cũng nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểm các khối A00 (toán, lý, hóa), D01 (toán, văn, tiếng Anh), C01 (toán, văn, lý), C02 (toán, văn, hóa học), X02 (toán, văn, tin học).

Điểm sàn ĐH Kiến trúc Hà Nội: Nhận hồ sơ từ 18 điểm với thiết kế đồ họa - 1
Điểm sàn ĐH Kiến trúc Hà Nội: Nhận hồ sơ từ 18 điểm với thiết kế đồ họa - 2

Ngành đào tạo truyền thống của trường là ngành xây dựng lại có điểm sàn thấp nhất trong các ngành đào tạo với 16 điểm.

Năm 2024, điểm chuẩn của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cao nhất là ngành Công nghệ thông tin với 24,73 điểm. Cao thứ hai là chuyên ngành Quản lý vận tải và Logistics với 24,63 điểm. Tiếp đó là ngành Thiết kế đồ họa với 24,2 điểm. 

Mức điểm chuẩn thấp nhất là 21,15, thuộc các nhóm ngành Kỹ thuật thoát nước, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông...

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/diem-san-dh-kien-truc-ha-noi-nhan-ho-so-tu-18-diem-voi-thiet-ke-do-hoa-20250721185432672.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm