Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chiến dịch đặc biệt của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

Vì lo ngại chiến tranh hạt nhân, Mỹ thực hiện kế hoạch đặc biệt: Xăm nhóm máu lên tay trái hàng ngàn người để dễ cấp cứu khi khẩn cấp.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống09/07/2025

chien-1.jpg
Trong bối cảnh thế giới đang ở trong thời Chiến tranh Lạnh và quan ngại về chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra, Mỹ đã tiến hành một chiến dịch "đặc biệt" mang tên Operation Tat-type. Được triển khai vào những năm 1950, chiến dịch này thực chất là xăm nhóm máu lên người. Ảnh: Hole in the Clouds.
chien-2.jpg
Chiến dịch này được triển khai nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ lượng máu hiến cho những binh lính bị thương sau các cuộc tấn công nguyên tử. Ảnh: Amusingplanet.
chien-3.jpg
Những hình xăm các nhóm máu: A, B, O... có kích cỡ bằng đồng xu được xăm trên cơ thể của người lớn cũng như trẻ em. Ảnh: Amusingplanet.
chien-4.jpg
Khi nhìn thấy những hình xăm này, các nhân viên y tế ngay lập tức xác định nhóm máu hiến, không cần tốn thời gian xét nghiệm để có thể kịp thời cấp cứu cho các binh lính bị thương. Ảnh: thevintagenews.
chien-5.jpg
Mỹ đã triển khai Operation Tat-type tại nhiều địa phương nhằm tạo ra "ngân hàng máu di động" có thể truyền máu tại chỗ cho người bị thương nặng. Dù vậy, chiến dịch này chỉ được thực hiện tại hai bang Utah và Indiana khi được dân chúng ủng hộ. Ảnh: thevintagenews.
chien-6.jpg
Bác sĩ Andrew Ivy làm việc tại Hiệp hội Y khoa Mỹ là người đầu tiên đề xuất xăm nhóm máu lên người tại Mỹ. Ông từng là cố vấn của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ tại tòa án xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg. Ảnh: thevintagenews.
chien-7.jpg
Trong các phiên tòa này, bác sĩ Andrew đã quan sát thấy một số thành viên Lực lượng Waffen-SS của Đức quốc xã có hình xăm tên nhóm máu của mình ở cánh tay hoặc ngực. Ảnh: thevintagenews.
chien-8.png
Bác sĩ Andrew có thể đã mang theo ý tưởng này về Mỹ và ủng hộ chương trình xăm nhóm máu lên người ở quốc gia này vào những năm 1950. Ảnh: waldenu.edu.
chien-9.jpg
Từ nửa sau những năm 1950, Operation Tat-type dần ngừng hoạt động khi số lượng người tình nguyện xăm nhóm máu lên người ngày càng giảm. Thêm nữa, việc hiến máu không thể giải quyết được hậu quả to lớn nếu chiến tranh xảy ra. Ảnh: drlamcoaching.com.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/chien-dich-dac-biet-cua-my-trong-chien-tranh-lanh-post1553285.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm