Ví dụ như trong công tác giáo dục cần bổ sung giải pháp về việc tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu theo định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây được xem là một phần quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Triển khai có hiệu quả việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 và dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Trong công tác đào tạo cần bổ sung thêm các giải pháp như: Đổi mới quản lý Nhà nước về đào tạo theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu suất, giảm đầu mối và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Tập trung đào tạo bồi dưỡng sinh viên giỏi và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đặt hàng giao nhiệm vụ để các cơ sở giáo dục của tỉnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dự thảo cũng cần nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học với các giải pháp đồng bộ về đầu tư, phát triển tiềm lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ chế quản lý, hỗ trợ nghiên cứu, khuyến khích hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học với viện nghiên cứu, doanh nghiệp và nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu khoa học; khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, nhà khoa học trẻ, tiềm năng, nâng cao đóng góp thực tiễn, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, bảo đảm công khai, minh bạch.
PGS. TS Lê Viết Báu
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hồng Đức
Nguồn: https://baothanhhoa.vn/can-them-giai-phap-trong-cong-tac-giao-duc-va-dao-tao-254527.htm
Bình luận (0)