Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

Báo Lào CaiBáo Lào Cai16/07/2025

7.png

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn (sau đây gọi tắt là Khu Bảo tồn) có diện tích tự nhiên trên 24.600 ha, phân thành ba khu chức năng rõ rệt: khu bảo vệ nghiêm ngặt hơn 19.000 ha, khu phục hồi sinh thái trên 5.100 ha và khu hành chính - dịch vụ khoảng 500 ha.

Việc phân định này giúp giữ gìn vùng lõi đa dạng sinh học, đồng thời tạo không gian cho các hoạt động nghiên cứu, phục hồi và du lịch sinh thái có kiểm soát.

2.png

Hệ sinh thái rừng ở Khu Bảo tồn mang đặc trưng của kiểu rừng á nhiệt đới, núi cao, với độ dốc lớn, độ cao phổ biến từ 1.200 đến 2.000m, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về sinh học và đặc hữu.

Theo kết quả khảo sát, Khu Bảo tồn hiện có 1.487 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 747 chi và 179 họ. Đặc biệt, ngành mộc lan, nhóm thực vật có hoa cổ xưa chiếm tới hơn 1.300 loài, phản ánh sự lâu đời và độc đáo của hệ sinh thái rừng đặc dụng.

Nhiều loài cây quý hiếm như pơ-mu, nghiến, gù hương, hoàng liên chân gà, lan kim tuyến được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Riêng cây bách tán Đài Loan - loài cây di sản có nguy cơ tuyệt chủng hiện còn hơn 100 cá thể, chỉ có tại Khu Bảo tồn này.

8.png

Không kém phần phong phú là hệ động vật với 486 loài thuộc 89 họ, trong đó có 60 loài thú, 310 loài chim, cùng nhiều loài bò sát, lưỡng cư quý hiếm như vượn đen tuyền, cá cóc Tam Đảo, cầy vằn bắc, chim trèo cây lưng đen... Khu Bảo tồn cũng được công nhận là 1 trong 63 vùng chim quan trọng nhất tại Việt Nam.

Nhằm củng cố cơ sở khoa học phục vụ bảo tồn lâu dài, Khu Bảo tồn đã chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu uy tín triển khai nhiều đề tài chuyên sâu. Trong năm 2023 - 2024, đơn vị cùng Viện Dược liệu triển khai đề tài điều tra, bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu tại vùng núi cao Tây Bắc. Kết quả ghi nhận 146 loài cây thuốc, trong đó có 17 loài quý hiếm và 8 loài, 1 thứ được bổ sung mới cho hệ thực vật Việt Nam. Đây là đóng góp có giá trị lớn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên sinh học.

5.png

Ngoài ra, đơn vị cũng hợp tác với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tổ chức điều tra rừng ẩm nhiệt đới, phát hiện thêm nhiều loài thuộc họ dẻ, họ thu hải đường... Hợp tác cùng Viện Sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) triển khai bẫy ảnh ghi nhận nhiều loài động vật quý hiếm như gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng, cầy vằn...

Kết quả này không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn phục vụ thiết thực cho công tác lập bản đồ phân bố loài, định hướng phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

10.png

Cùng với đó, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được quan tâm. Cổng thông tin điện tử của Khu Bảo tồn được xây dựng, vận hành để quảng bá hình ảnh, đa dạng sinh học nơi đây, đã thu hút gần 30.000 lượt truy cập/năm, trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp dữ liệu khoa học, hình ảnh và kiến thức về bảo tồn sinh học cho học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu và du khách.

3.png
Cổng thông tin điện tử của Khu Bảo tồn được xây dựng, vận hành để quảng bá hình ảnh, đa dạng sinh học nơi đây.

Hiện nay, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn đang triển khai gắn biển tên cây trên các tuyến tuần tra kết hợp du lịch sinh thái. Đây là bước đi nhằm kết nối bảo tồn với giáo dục, du lịch có trách nhiệm và sinh kế cộng đồng, hướng phát triển bền vững đang được ưu tiên.

9.png
4.png

Tuy nhiên, công tác bảo tồn vẫn đối mặt nhiều thách thức, bởi lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, nhận thức cộng đồng chưa đồng đều, các mô hình sinh kế thay thế chưa thực sự hiệu quả. Việc khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật hoang dã vẫn diễn ra rải rác, trong khi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, gây áp lực lớn lên hệ sinh thái rừng.

6.png

Với vai trò duy trì “lá phổi xanh” và kho tàng đa dạng sinh học quý của vùng Tây Bắc, Khu Bảo tồn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, mở ra cơ hội phát triển sinh kế bền vững, du lịch sinh thái gắn với giáo dục môi trường. Thời gian tới, Khu Bảo tồn sẽ tăng cường đầu tư nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương trong gìn giữ rừng, bảo tồn thiên nhiên bền vững.

Nguồn: https://baolaocai.vn/bao-ton-da-dang-sinh-hoc-o-khu-bao-ton-thien-nhien-hoang-lien-van-ban-post648851.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm