Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

09h ngày 21/7: Bão số 3 wipha đã vào vịnh Bắc Bộ, bắt đầu quá trình mạnh trở lại

Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Sau khi suy yếu một phần, bão số 3 lại bắt đầu mạnh trở lại.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An21/07/2025

Hồi 07 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.

Vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 11; sóng biển cao 4,0-6,0m, biển động rất mạnh.

Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m, biển động dữ dội; vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động rất mạnh.

Dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: 09h ngày 21/7: Bão số 3 đã xuống vịnh Bắc Bộ, bắt đầu quá trình mạnh trở lại nhờ nguồn năng lượng dồi dào từ đại dương. Hiện ở Quảng Ninh mây đen đã vần vũ bầu trời.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, bão số 3 rất mạnh, diễn biến phức tạp, tốc độ di chuyển nhanh, nhưng lại có thời gian dừng lâu ở gần đất liền càng làm tăng nguy cơ thiệt hại khi đổ bộ.
Dự báo, chiều 21/7 bão đi vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ đến Nghệ An trong ngày 22/7.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, dự báo bão cần diễn giải rõ ràng, dễ hiểu để người dân nắm được cụ thể. Nếu gió mạnh đến mức nào thì cây có thể đổ, mái nhà cấp bốn có thể bị tốc mái, người ra đường có thể bị gió cuốn...

Trước diễn biến phức tạp của bão, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã khi có bão lớn chủ động phòng chống bão:

*Theo dõi sát diễn biến bão, mưa lũ, cập nhật thông tin kịp thời cho người dân; tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai như gió mạnh, lũ quét, sạt lở, ngập lụt.

Đồn Biên phòng Quỳnh cũng đã huy động lực lượng đến các địa bàn tuyên truyền, kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão; phối hợp sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn. Ảnh: Anh Bách
Lực lượng biên phòng Nghệ An kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão; phối hợp sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn. Ảnh: Anh Bách

*Rà soát, chuẩn bị sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, hỗ trợ chỗ ở, lương thực, nhu yếu phẩm để ổn định đời sống người dân.

*Bảo đảm an toàn các công trình, hạ tầng, hệ thống điện, du lịch ven biển, sẵn sàng lực lượng, vật tư, trực ban 24/24h để xử lý kịp thời tình huống khẩn cấp.

Ảnh
Ảnh Trung tâm dự báo thuỷ văn quốc gia.

Những biện pháp phòng tránh khẩn cấp khi có bão lớn nơi khu vực xung yếu:

  1. Theo dõi tin bão: Nghe dự báo thời tiết thường xuyên qua TV, radio, mạng xã hội chính thống.
  2. Gia cố nhà cửa: Chằng chống mái, cửa; chặt cành cây gần nhà.
  3. Dự trữ nhu yếu phẩm: Nước sạch, thực phẩm khô, thuốc men, đèn pin, pin sạc.
  4. Sạc đầy thiết bị liên lạc: Điện thoại, đèn sạc, pin dự phòng.
  5. Di chuyển đến nơi an toàn: Nếu sống gần biển, sông, vùng trũng, cần sơ tán theo hướng dẫn.
  6. Không ra khỏi nhà khi bão đổ bộ: Tránh bị cây đổ, điện giật, lũ cuốn.
  7. Tắt điện, khóa gas: Tránh cháy nổ.
  8. Bảo vệ giấy tờ quan trọng: Cho vào túi nilon kín, đặt nơi cao ráo.

Nguồn: https://baonghean.vn/09h-ngay-21-7-bao-so-3-wipha-da-vao-vinh-bac-bo-bat-dau-qua-trinh-manh-tro-lai-10302747.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm