Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trang trại atiso lấy lá

Atiso, loại cây nổi tiếng đất cao nguyên, loại dược phẩm truyền thống đang được nông dân Đà Lạt và vùng phụ cận canh tác. Ở vùng xa, một trang trại atiso đang tập trung canh tác cho những lứa lá tươi.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng05/07/2025

Trao đổi atiso
Atiso phát triển tốt ở đất Phúc Thọ Lâm Hà

ATISO BÉN RỄ ĐẤT MỚI

“Trồng atiso không chỉ để thu bông atiso cung cấp cho thị trường mà còn thu hoạch loại nông sản đặc biệt, đó là lá. Tới khi tận tay trồng atiso thu lá, tôi mới tìm hiểu về loại cây rất đặc biệt này”, ông Đào Quang Bình, nông dân thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ Lâm Hà chia sẻ. Ông vừa thu hoạch được lứa lá atiso đầu tiên với sản lượng 60 tấn lá.

“Cây atiso là cây trồng rất đặc biệt, có thể cho thu từ lá, bông cho tới thân, rễ. Một chu trình sinh trưởng cây dài hơn một năm nhưng người nông dân có thể có thu hoạch từ 3 tháng đầu tiên. Như gia đình tôi, trồng được 3 tháng hơn và đã chuẩn bị cho thu lứa lá thứ 2, ông Bình thông tin. Theo ông Bình, Phúc Thọ là đất cà phê, mắc ca và nhiều loại cây trồng khác. Nông dân Phúc Thọ cũng chưa có người canh tác atiso, nhưng nhận được hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trồng atiso lấy lá, đánh giá môi trường sinh thái của đất Phúc Tân, ông quyết định theo hướng xuống giống.

“Với diện tích 10 ha, tôi đã nhập giống atiso từ Mỹ. Hạt được đưa vườn ươm, nhân ra cây con cao khoảng 12 - 15 cm. Tôi đã đi học hỏi kĩ thuật trồng atiso cũng như được tư vấn từ công ty nông nghiệp. Atiso được trồng trên các luống rộng 1 m, hệ thống tưới chạy dọc theo luống và phủ bạt che cỏ. Khi cây 3 tháng, gia đình thu lứa lá đầu tiên, sản lượng là 60 tấn, cho thấy atiso phù hợp với vùng đất Phúc Tân”, ông Đào Quang Bình đánh giá. “Quan trọng nhất trong trồng atiso đó là phải xử lý đất thật kỹ. Trước khi xuống giống, phải tiến hành cày, phơi ải, xử lý vôi, men vi sinh thật kỹ trên mảnh đất. Xử lý kỹ giúp môi trường đất sạch, cây không bị bệnh về củ rễ cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Cây atiso hợp phân hữu cơ, bỏ phân hữu cơ định kỳ giúp cây trồng bén rễ nhanh, thân cao, lá to và đầy dinh dưỡng”, ông Đào Quang Bình chia sẻ kinh nghiệm.

TRỒNG THEO HỢP ĐỒNG

Trồng bất cứ loại cây gì, nông dân cũng phải để ý tới đầu ra của sản phẩm, nhất là các giống cây trồng mới. Như trang trại atiso của gia đình tôi, trồng theo hợp đồng với Công ty Trà Ngọc Duy cũng như một vài doanh nghiệp khác. Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm được đảm bảo, người nông dân yên tâm canh tác”, ông Đào Quang Bình đánh giá.

Ông Bình cho biết, sản phẩm lá atiso rất đặc thù. “Theo yêu cầu của doanh nghiệp thu mua, chúng tôi chỉ chọn lá tươi, bẹ to không vàng úa, khi thu hoạch xong là doanh nghiệp tới mang đi trong ngày. Doanh nghiệp cũng cho biết, lá phải được đưa vào chế biến 24h sau khi thu hoạch để giữ được dược chất cũng như dinh dưỡng có trong atiso. Vì vậy, trồng atiso lấy lá làm dược liệu phải có hợp đồng chặt chẽ với doanh nghiệp mới đảm bảo được đầu ra cũng như chất lượng cho lá”, ông Bình đánh giá.

Theo ông Bình, mỗi lần thu sẽ đạt sản lượng khoảng 3 - 4 lá/kg. Mỗi gốc atiso sẽ cho thu 1 kg/lần hái. Nếu chăm tốt, nông dân có thể thu hoạch được với chu kỳ 15 - 17 ngày/lần, trong vòng từ 8 - 12 tháng. Với giá cả được doanh nghiệp thông báo trước, đây là khoản thu ổn định cho người nông dân. “Chúng tôi xuống giống 10 ha, đã cho thu hoạch và nhận thấy đất Phúc Tân hợp với cây atiso. Doanh nghiệp đã đưa lá của trang trại đi test các chỉ số và đánh giá chất lượng của cây atiso vùng Phúc Tân rất tốt. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, gia đình sẽ mở rộng diện tích lên 30 ha để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trà cũng như sản xuất dược liệu từ atiso”, ông Đào Quang Bình chia sẻ về tương lai của loại cây này.

Không chỉ trồng và cung cấp lá, ông Bình có kế hoạch mở nhà máy chế biến atiso ngay tại vùng Phúc Thọ để đảm bảo độ tươi mới, chất lượng cao nhất của dược liệu. Theo ông, khi vùng Phúc Thọ đạt đủ diện tích, sẽ xây dựng nhà máy chế biến atiso giữa vùng nguyên liệu.

Ông Đào Văn Sang - nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Thọ Lâm Hà đánh giá, trước đây, vùng đất Phúc Thọ không có nông dân trồng atiso, mô hình của gia đình ông Đào Quang Bình là mô hình đầu tiên và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ông Đào Quang Bình cũng đang có kế hoạch mở rộng diện tích atiso, sẵn sàng liên kết, hợp tác với nông dân trong vùng. Đây cũng là cơ hội để nông dân vùng xa làm quen với loại cây đặc sản, mở rộng không gian sống cho atiso, loại cây nổi danh của cao nguyên Lâm Viên.

Nguồn: https://baolamdong.vn/trang-trai-atiso-lay-la-381234.html


Chủ đề: atiso

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm