Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thầm lặng canh ‘giấc ngủ’ cho hàng nghìn liệt sĩ

ĐNO - Tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, những người quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ luôn âm thầm, tận tâm, hết lòng giữ cho nơi an nghỉ của các liệt sĩ sạch đẹp, ấm cúng, góp phần lan tỏa đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng24/07/2025

lxd_9928.jpg
Ông Phạm Viết Tình (xã Hòa Tiến) đã gắn bó với nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Tiến hơn 16 năm.

Làm việc từ cái tâm

Đến Nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Tiến, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể bắt gặp hình ảnh người quản trang già cần mẫn, cặm cụi hương khói, quét dọn và chăm lo cho từng phần mộ các anh hùng liệt sĩ. Đó là ông Phạm Viết Tình (SN 1954), với hơn 16 năm gắn bó với nghĩa trang liệt sĩ xã. Người dân nơi đây cũng như thân nhân gia đình liệt sĩ đến nghĩa trang đã quen thuộc với hình ảnh, công việc của ông.

Ông Tình kể, ông bắt đầu làm công việc quản trang từ lúc khu nghĩa trang còn khá nhếch nhác, những ngôi mộ đều đắp xi-măng đơn giản, cỏ dại mọc um tùm.

Sau đó, nhờ sự đầu tư của chính quyền các cấp, khu nghĩa trang được cải tạo, nâng cấp khang trang, các ngôi mộ được đắp đá tôn nghiệm, sạch đẹp. Bản thân ông cũng đi tìm những cây xanh về trồng, trang trí và tạo bóng mát cho nghĩa trang liệt sĩ. Không chỉ vậy, khi lư hương, bóng đèn, cờ phướn… hư hỏng, ông cũng tự sửa chữa, thay thế.

lxd_9910.jpg
Hơn 16 năm canh "giấc ngủ" cho các đồng đội của mình.

Hằng ngày, ông Tình dành nhiều giờ đồng hồ để quét dọn vệ sinh, tưới cây và nhổ cỏ trên mộ phần các liệt sĩ. Cùng với đó, thường xuyên đến dâng hương, kiểm tra hệ thống đèn điện, lư hương và hỗ trợ các gia đình thân nhân tới thăm mộ liệt sĩ. Bất kể nắng mưa, những việc làm lặng lẽ của ông Tình như mang lại hơi ấm, niềm an ủi cho gần 1.200 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây.

Sau ngần ấy năm làm quản trang, ông Tình gần như thuộc lòng từng tên liệt sĩ, vị trí ngôi mộ, quê quán, địa điểm được quy tập về nghĩa trang. Thậm chí, ông còn quen mặt những người thân liệt sĩ đến viếng thăm mộ. Với những ngôi mộ vô danh, không người thân thăm viếng, ông xem các anh như những người thân và luôn chăm sóc chu đáo. Sự tận tâm, trách nhiệm của ông Tình đối với công việc thể hiện lòng tri ân công lao của những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc là hình ảnh cảm động, đẹp đẽ, nhân văn.

“Bản thân tôi cũng từng là người lính, được sống và trở về là điều may mắn. Do đó, tôi luôn trân trọng, biết ơn những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống để tôi và tất cả mọi người hôm nay được sống trong hòa bình. Ba và anh trai tôi cũng là những người đã hy sinh trong chiến tranh, hiện đang nằm lại tại nghĩa trang này. Chính vì nỗi niềm riêng đó, tôi làm công việc này bằng cả cái tâm, xem tất cả liệt sĩ ở đây như người thân của mình; không cảm thấy công việc này cực nhọc hay nhàm chán, mà ngược lại, còn xem đây là niềm vinh hạnh khi được trông nom giấc ngủ cho các anh”, ông Tình xúc động bày tỏ.

[VIDEO] Ông Phạm Viết Tình chia sẻ về công việc của mình

“Bản thân tôi cũng từng là người lính, được sống và trở về là điều may mắn. Do đó, tôi luôn trân trọng, biết ơn những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống để tôi và tất cả mọi người hôm nay được sống trong hòa bình. Ba và anh trai tôi cũng là những người đã hy sinh trong chiến tranh, hiện đang nằm lại tại nghĩa trang này. Chính vì nỗi niềm riêng đó, tôi làm công việc này bằng cả cái tâm, xem tất cả liệt sĩ ở đây như người thân của mình; không cảm thấy công việc này cực nhọc hay nhàm chán, mà ngược lạ

“Bản thân tôi cũng từng là người lính, được sống và trở về là điều may mắn. Do đó, tôi luôn trân trọng, biết ơn
những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống để tôi và tất cả mọi người hôm nay được sống
trong hòa bình”

Ông Phạm Viết Tình

Làm đến khi nào còn có thể

Cũng như ông Tình, ông Hồ Sỹ Lượng (SN 1951, Thương binh loại 2) đã gắn bó với công việc quản trang gần 20 năm nay. Ông Lượng cho biết, năm 2005, được cấp trên và anh em (PV - cựu chiến binh) tín nhiệm, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hòa Quý (cũ). Từ đó đến nay, ông là người trực tiếp quản lý, trông nom, quét dọn và chăm sóc hơn 1.300 phần mộ liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Nghĩa trang liệt sĩ phường Hòa Quý.

Nhà ông chỉ cách nghĩa trang vài chục mét nên thuận lợi cho công việc trông coi, chăm sóc nơi an nghỉ của các liệt sĩ. Công việc hằng ngày của ông Lượng là vệ sinh khuôn viên nghĩa trang và kiểm tra các khu mộ, chăm sóc cây xanh. Đều đặn vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và những ngày lễ, Tết, ông thắp hương lên phần mộ của các liệt sĩ. Khi có nhiều đoàn khách, những đồng đội năm xưa đến thăm viếng, ông kiêm luôn cả nhiệm vụ giới thiệu cho khách.

lxd_9958.jpg
Ông Hồ Sỹ Lượng xúc động kể về quá trình chiến đấu gian khổ của thế hệ đi trước.

Trở về từ mưa bom bão đạn chiến tranh, ông Lượng tâm niệm, mình may mắn hơn các đồng đội khác khi được sống tiếp trong hòa bình, độc lập. Vì vậy, dù đến nay, tuổi cao, sức yếu, đi lại khó khăn, thường xuyên đau ốm, song ông vẫn gắn bó với công việc vì cái tâm với đồng chí, đồng đội. Có lần phải nằm viện vài ngày, ông không yên tâm nên nhờ vợ con ra thay mình trông nom, quét dọn vệ sinh, lo hương khói cho các mộ phần liệt sĩ.

“Trước đây con khỏe, có những đêm tôi ngủ lại đây để trông coi, đề phòng trộm cắp, phá hoại cơ sở vật chất nghĩa trang. Nay già rồi, không còn sức để làm như vậy, nhưng vẫn hằng ngày đến quét dọn, lau chùi và chăm sóc cây xanh. Có người nói, nhờ tôi làm có tâm, nên được các liệt sĩ phù hộ, nhiều lần bệnh nặng nhưng tai qua nạn khỏi. Tôi tin điều đó và tự nhắc nhở mình tiếp tục cố gắng, làm thật tốt công việc này đến khi nào còn có thể”, ông Lượng bộc bạch.

lxd_9944.jpg
Ông Lượng xem việc chăm sóc “giấc ngủ ngàn thu” của các anh hùng, liệt sĩ như một sự tri ân, báo đáp.

Hơn 20 năm là quãng thời gian dài để thử thách sự bền tâm vững chí của Lượng trước công việc không mấy dễ dàng này. Điều khiến ông Lượng cảm thấy ấm lòng và an ủi là ngày càng có nhiều người trẻ, các bạn học sinh, sinh viên tới nghĩa trang để tri ân các anh hùng liệt sĩ.

“Đó cũng là động lực để tôi tiếp tục công việc của mình, góp phần lan tỏa các hoạt động ‘uống nước nhớ nguồn’, nhằm tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc”, ông Lượng chia sẻ.

Quản trang - công việc rất đỗi bình thường nhưng chất chứa trong đó là cả tấm lòng tôn kính để tri ân, báo đáp công lao những liệt sĩ đã xả thân mình vì độc lập dân tộc. Nhiều người làm nghề, dù cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn, tuổi cao, sức yếu, nhưng không vì thế mà nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề giảm sút.

Họ vẫn ngày đêm thầm lặng “chăm lo” cho các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang. Công việc này gửi gắm điệp khúc tri ân sâu sắc, thể hiện truyền thống đền ơn đáp nghĩa, “ăn quả nhớ người trồng cây” của ông cha ta, đồng thời nhắc nhở những người trẻ về tinh thần, trách nhiệm với xã hội, với nhân dân.

[VIDEO] Ông Hồ Sỹ Lượng chia sẻ về quá trình gắn bó với nghĩa trang liệt sĩ Hòa Quý

lxd_9969.jpg

"Tôi tự nhắc nhở mình, tiếp tục cố gắng, làm thật tốt công việc này đến khi nào còn có thể"

Ông Hồ Sỹ Lượng

Nguồn: https://baodanang.vn/tham-lang-canh-giac-ngu-cho-hang-nghin-liet-si-3297768.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm