Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tạo thế “kiềng 3 chân” cho du lịch Lâm Đồng bứt phá

Theo các chuyên gia, sau khi sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đang mở ra một hướng đi mới, tạo thế “kiềng 3 chân” đầy hứa hẹn cho ngành du lịch bứt phá khi nơi này được hội tụ cả rừng, biển và cao nguyên địa chất đầy tiềm năng.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng17/07/2025

Hồ Xuân Hương - Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh họa
Hồ Xuân Hương - Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh họa

Kết hợp 3 điểm đến hấp dẫn

Trong khi Bình Thuận nổi bật với du lịch biển, Đắk Nông là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số... thì Lâm Đồng lại là điểm đến cao nguyên được yêu thích nhất cả nước với trung tâm là thành phố Đà Lạt.

Hiện tại, Lâm Đồng sở hữu 4.203 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 66.023 phòng, trong đó có 110 khách sạn từ 3 đến 5 sao với 11.266 phòng, cho thấy cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển khá hoàn thiện.

Bình Thuận hiện có hơn 600 cơ sở lưu trú du lịch với 17.658 phòng, đã xếp hạng 64 cơ sở đạt chuẩn. Nổi tiếng là Khu du lịch quốc gia Mũi Né, đảo Phú Quý... Năm 2024, Bình Thuận ước đón 9,65 triệu lượt du khách.

Còn với Đắk Nông nổi tiếng với các khu du lịch sinh thái, thác nước hùng vĩ và hang động núi lửa độc đáo. Điểm nhấn là hồ Tà Đùng có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những hòn đảo lớn nhỏ, được ví như "Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên", thích hợp cho các hoạt động tham quan, chèo thuyền và khám phá thiên nhiên.

Tại nhiều cuộc hội thảo trước khi sáp nhập 3 địa phương này thành tỉnh Lâm Đồng mới, hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đều cho rằng, bên cạnh phát triển chung về các mặt kinh tế - xã hội với không gian, dư địa mới, còn là hội tụ, là cơ hội lớn cho ngành du lịch phát triển bứt phá, mang lại nguồn thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Điểm đặc biệt của tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập chính là sự ra đời của một sản phẩm du lịch có sự kết hợp hoàn hảo giữa du lịch cao nguyên và du lịch biển trong cùng một tỉnh. Đây là lợi thế cạnh tranh độc đáo mà ít địa phương nào có được trên thị trường du lịch Việt Nam và thế giới. Sự đa dạng về địa hình, khí hậu và văn hóa sẽ cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp đến du lịch văn hóa và du lịch thể thao mạo hiểm.

mui-ne20250717171542.png
Một góc khu du lịch Mũi Né, Lâm Đồng. Ảnh: Minh họa

Khi nhìn vào bức tranh tổng thể, Lâm Đồng là những điểm đến hút du khách hàng đầu cả nước với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Việc sáp nhập sẽ tạo ra cơ hội mới cho phát triển du lịch thông qua việc kết nối các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, tạo nên những tour du lịch liên hoàn hấp dẫn.

Du khách sẽ có thể trải nghiệm một hành trình độc đáo từ khí hậu mát mẻ của cao nguyên Lâm Đồng với những rừng thông, đồi chè xanh mướt, vườn hoa rực rỡ, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa; được trải nghiệm bởi những thác nước hùng vĩ, những ẩm thực, không gian văn hóa đặc trưng của Đắk Nông đến những bãi biển tuyệt đẹp của Phan Thiết - Mũi Né với hoạt động lướt ván diều và tắm biển…

Các chuyên gia nhận định, với vai trò là cực tăng trưởng du lịch mới của vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có nhiều dư địa phát triển với các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng rừng, biển và sẽ trở thành nền kinh tế động lực.

Với sự kết hợp giữa du lịch biển của Bình Thuận, du lịch cao nguyên của Lâm Đồng và du lịch sinh thái của Đắk Nông, tỉnh Lâm Đồngmới sẽ trở thành một điểm đến du lịch tổng hợp có sức cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ trên thị trường nội địa mà còn vươn tầm quốc tế. Sự đa dạng về sản phẩm du lịch, từ nghỉ dưỡng biển, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa đến du lịch mạo hiểm, sẽ đáp ứng được nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng.

Cơ hội cho du lịch bứt phá

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích 24.233km² (lớn nhất cả nước), dân số gần 3,9 triệu người, quy mô kinh tế trên địa bàn (GRDP) đạt 320.000 tỷ đồng, (đứng thứ 8 cả nước). Lâm Đồng mới sẽ là địa phương hiếm hoi cùng lúc sở hữu rừng, biển, cửa khẩu, cảng biển; đồng thời là thủ phủ của nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn trái và ngành công nghiệp bauxite.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Y Thanh Hà Niê Kđăm, đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng một cực tăng trưởng mới, đủ tầm lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và bền vững cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Tại cuộc hội thảo diễn ra hồi trung tuần tháng 6/2025 do tỉnh Lâm Đồng chủ trì tổ chức trước khi sáp nhập, PGS.TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, sau hợp nhất, Lâm Đồng mới sẽ có đầy đủ các loại hình du lịch đặc sắc: Nghỉ dưỡng, sinh thái (Lâm Đồng), du lịch biển, đảo (Bình Thuận), du lịch địa chất, văn hoá cộng đồng (Đắk Nông). “Tỉnh mới sẽ như một Việt Nam thu nhỏ về du lịch. Đây là lợi thế lớn không phải địa phương nào cũng có được” - ông Lương nhận định.

1-ve-dep-hoang-so-cua-khu-du-lich-ta-dung-cdc040744020250717171630.jpg
Khu du lịch nổi tiếng Tà Đùng, Đak Nông. Ảnh: Minh họa

Sự phát triển du lịch biển cho tỉnh Lâm Đồng mới không chỉ dựa vào lợi thế về bãi biển đẹp mà còn nhờ vào tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tỉnh sở hữu trữ lượng titan lớn nhất cả nước, cùng với hệ thống bãi biển đến với cát trắng mịn và làn nước trong xanh, tạo nên nguồn lực vững chắc để phát triển kinh tế du lịch bền vững. Điều này giúp Lâm Đồng có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế biển quan trọng sau khi sáp nhập, đóng vai trò là cửa ngõ du lịch biển.

Với sự kết hợp giữa du lịch biển của Bình Thuận, du lịch cao nguyên của Lâm Đồng và du lịch sinh thái của Đắk Nông, tỉnh mới sẽ trở thành một điểm đến du lịch tổng hợp có sức cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ trên thị trường nội địa mà còn vươn tầm quốc tế. Sự đa dạng về sản phẩm du lịch, từ nghỉ dưỡng biển, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa đến du lịch mạo hiểm, sẽ đáp ứng được nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng.

Với việc sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông thành Lâm Đồng mới, các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng, sự kết hợp này không chỉ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các tỉnh đặc biệt là ngành du lịch.

Theo đó, mỗi địa phương có nét đặc trưng riêng trong du lịch: Lâm Đồng với du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái, Bình Thuận với du lịch biển và đảo, và Đắk Nông với Công viên địa chất toàn cầu cùng du lịch văn hóa cộng đồng. Ngành Du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Để phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng mới, các chuyên gia khuyến nghị tỉnh cần xác lập; Tầm nhìn phát triển mới" với vị thế là cực tăng trưởng du lịch mới của vùng Nam Trung Bộ mang tầm quốc gia. Cần tập trung chú trọng phát triển các nhóm sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng mới của thị trường, như du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch; chữa lành; du lịch trải nghiệm và du lịch xanh.

Việc phát triển các sản phẩm du lịch này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. đồng thời cần định vị lại chuỗi giá trị du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng và du lịch sự kiện. Đặc biệt, việc đẩy mạnh phát triển du lịch Net Zero gắn với chuyển đổi xanh sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng mới trong thời gian tới.

Nguồn: https://baolamdong.vn/tao-the-kieng-3-chan-cho-du-lich-lam-dong-but-pha-382665.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm