Nhưng không chỉ chừng đó, tiến sĩ Pranav Ghody, bác sĩ chuyên khoa tiểu đường tại Bệnh viện Wockhardt, Mumbai Central (Ấn Độ), tiết lộ: Nhiều yếu tố trong cuộc sống hằng ngày, ít ai ngờ, có thể âm thầm làm tăng đường huyết, theo tờ Indian Express.
Sau đây, ông Pranav Ghody chia sẻ một số nguyên nhân bất ngờ cùng với những cách đơn giản để kiểm soát đường huyết.
Nhiều yếu tố ít ai ngờ có thể âm thầm làm tăng lượng đường trong máu
Ảnh: AI
Bỏ bữa
Khoảng cách dài giữa các bữa ăn có thể khiến gan giải phóng glucose dự trữ. Hãy duy trì thời gian đều đặn giữa các bữa ăn, với một chế độ ăn bao gồm hỗn hợp chất xơ, protein và carbohydrate lành mạnh.
Uống không đủ nước
Khi cơ thể thiếu chất lỏng, lượng đường trong máu sẽ trở nên đậm đặc hơn. Hãy nhớ luôn mang theo một chai nước và nhấp từng ngụm trong ngày.
Tập thể dục quá sức
Thông thường, tập thể dục giúp giảm đường huyết. Nhưng một số người sau khi tập thể dục lại có lượng đường trong máu tăng lên. Điều này là do một số bài tập cường độ cao có thể làm tăng vọt lượng đường trong máu do hoóc môn gây căng thẳng tăng cao. Các bài tập, như nâng tạ nặng và chạy nước rút, khiến cơ thể sản xuất ra các hoóc môn gây căng thẳng (như adrenaline). Loại hoóc môn này làm tăng lượng đường trong máu bằng cách kích thích gan giải phóng glucose. Hãy chọn các bài tập aerobic cường độ vừa phải (như đi bộ, bơi lội, đạp xe) hoặc tập tạ nhẹ. Cân bằng là chìa khóa, hãy kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo Indian Express.
Ngủ kém
Một đêm mất ngủ có thể làm giảm độ nhạy insulin. Cố gắng duy trì lịch trình ngủ đều đặn và thư giãn, không nhìn màn hình trước khi ngủ.
Một đêm mất ngủ có thể làm giảm độ nhạy insulin
Ảnh: AI
Căng thẳng
Căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc thể chất kích hoạt cơ thể sản xuất hoóc môn gây căng thẳng cortisol, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt. Chỉ 10 phút hít thở sâu, đi bộ nhẹ hoặc chánh niệm mỗi ngày cũng có thể giúp ích.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Mặc dù không chứa calo, một số chất tạo ngọt vẫn có thể gây nhầm lẫn phản ứng insulin của cơ thể. Hãy dùng hạn chế và cân nhắc các chất thay thế tự nhiên nếu được.
Đường ẩn trong thực phẩm đóng gói
Ngay cả những thực phẩm được quảng cáo là "lành mạnh", cũng có thể chứa lượng đường không mong muốn. Hãy luôn đọc nhãn cẩn thận trước khi dùng.
Nhiễm trùng cần theo dõi chặt chẽ hơn mức đường huyết
Từ sốt nhẹ đến nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể sẽ giải phóng hoóc môn căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, khi mắc bệnh, cần theo dõi chặt chẽ hơn mức đường huyết.
Hiểu được những tác nhân "ẩn giấu" này giúp bạn kiểm soát tốt hơn. Tiến sĩ Ghody khuyên: Mặc dù bạn có thể ngạc nhiên nhưng những thói quen đơn giản như uống đủ nước, kiểm soát căng thẳng, ăn các bữa ăn cân bằng và theo dõi phản ứng của cơ thể có thể giúp duy trì lượng đường ổn định.
Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-bi-mat-day-duong-huyet-tang-vot-185250710224955633.htm
Bình luận (0)