Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhiều khả năng tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm

Nhờ các tín hiệu tích cực từ chính sách thuế quan và các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), áp lực lên tỷ giá đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong...

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng24/07/2025

Nhờ các tín hiệu tích cực từ chính sách thuế quan và các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), áp lực lên tỷ giá đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong bối cảnh đó, dự báo của Chứng khoán KBSV trong nửa cuối năm 2025 tỷ giá có thể tiếp tục đi ngang và ổn định trở lại, dù vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần theo dõi.

Áp lực tỷ giá USD/VND tạm thời được xoa dịu nhờ diễn biến tích cực hơn của chính sách thuế quan

Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tỷ giá USD/VND trong quý 2/2025 ghi nhận diễn biến tăng trong biên độ 25,600 – 26,200 đồng/USD ( tương đương +2.5%YTD), duy trì đà tăng từ đầu năm đến nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Mặc dù các đồng tiền khác tăng giá đáng kể khiến chỉ số DXY giảm 11% trong 6T2025, đồng VND có xu hướng trái ngược khi mất giá hơn 2% so với đồng USD. Nguyên nhân chính đến từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Chính phủ và rủi ro về vấn đề thuế quan vẫn còn hiện hữu làm gia tăng nhu cầu dự trữ ngoại tệ ở trong nước.

Trước những diễn biến căng thẳng của tỷ giá, NHNN đã có những động thái điều hành tỷ giá linh hoạt bao gồm nâng tỷ giá trung tâm lên mức trên 25,000 đồng/USD; điều tiết thanh khoản qua thị trường mở OMO để duy trì chênh lãi suất VND-USD ở mức hợp lí.

Nhiều khả năng tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm
Tỷ giá hạ nhiệt sau mức thuế suất mới được công bố áp dụng cho hàng hoá Việt Nam

Thông tin về mức thuế quan sau cuộc đàm phán gần đây cho thấy mức thuế 20% mà Mỹ áp cho hàng hoá của Việt Nam tương đối khả quan so với mức thuế 46% được công bố trước đó. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã ghi nhận giảm từ mức đỉnh 26,205 đồng/USD nhưng vẫn đang đi ngang quanh mốc 26,129 đồng/USD (+2.53% YTD).

KBSV cho rằng nguyên nhân đến từ việc thị trường vẫn đang lo ngại rủi ro tiềm ẩn nằm ở mức thuế 40% đối với hàng hoá “trung chuyển” khi định nghĩa với loại hàng hoá này chưa có quy định cụ thể.

Trong khi đó, trên thị trường chợ đen, tỷ giá cũng ghi nhận xu hướng tăng tương tự như tỷ giá liên ngân hàng, thậm chí tăng mạnh hơn ở một số thời điểm khi giá vàng thế giới tiếp tục thiết lập kỷ lục mới ở trên mức 3,400 USD/oz do những vấn đề địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Giá vàng trong nước cũng ghi nhận tăng mạnh, có thời điểm lên tới trên 124 triệu/lượng, nhưng chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng quốc tế vẫn tương đối lớn (hơn 10 triệu/lượng). Điều này gián tiếp gây áp lực lên tỷ giá của thị trường tự do khi nhu cầu nhập vàng lậu tăng cao. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ giá chợ đen đang ở mức 26,430 đồng/USD (+2.2% YTD).

Trước bối cảnh đó, NHNN đã đưa ra một số giải pháp để bình ổn thị trường vàng bao gồm Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (kỳ vọng chấm dứt độc quyền nhập khẩu vàng miếng/nguyên liệu của nhà nước); đồng thời, can thiệp bán vàng trực tiếp. Nhờ vậy, mức chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới đã bước đầu có sự thu hẹp, từ đó giảm bớt lên áp lực tỷ giá.

Nhiều khả năng tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm
NEER và REER diễn biến cùng chiều

Theo mô hình tính toán của KBSV, trong quý 2/2025, NEER (tỷ giá danh nghĩa đa phương đo lường giá trị của đồng VND với rổ 8 đồng tiền tham chiếu theo cơ chế tỷ giá trung tâm) tiếp tục có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay (-6.6% YTD). Điều này phản ánh việc VND mất giá tương đối so với rổ các đồng tiền chủ chốt với nguyên nhân đã được đề cập phía trên.

Đối với REER (tỷ giá thực đa phương là chỉ số được điều chỉnh lạm phát so với NEER) cũng có mức giảm tương tự (-6.5% YTD), cho thấy mức độ cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam được cải thiện nhẹ trong bối cảnh đồng nội tệ suy yếu và lạm phát trong nước được kiểm soát dưới mức 4%.

Áp lực tỷ giá tăng lên trong một vài thời điểm nhưng sẽ hạ nhiệt về giai đoạn cuối năm

Với các phân tích trên, KBSV duy trì dự báo tỷ giá USD/VND cả năm 2025 sẽ vẫn dao động trong biên độ cho phép là +4% so với năm 2024 như đã đề cập xuyên suốt trong các báo cáo trước. Mặc dù tỷ giá đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây khi mức thuế mới được công bố cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ là 20% thay vì 46%, KBSV đánh giá rủi ro về tỷ giá vẫn cần được tiếp tục theo dõi.

Theo đó, sự rõ ràng về quy định cụ thể của chính sách thuế quan với Việt Nam (đặc biệt là định nghĩa hàng hóa trung chuyển); mức thuế đối ứng của Việt Nam so sánh với các quốc gia khác; xu hướng biến động của chỉ số DXY sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới.

Nhiều khả năng tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm
Tỷ giá có thể hạ nhiệt vào cuối năm

Các yếu tố liên quan đến thuế suất ảnh hưởng lên dòng vốn ngoại tệ vào Việt Nam từ kênh xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mức thuế đối ứng 20% cho Việt Nam hiện tại là tương đối khả quan nếu so với các quốc gia khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Bangladesh…), nhưng quyết định mức thuế cuối cùng áp dụng với các đối tác của Mỹ vẫn chưa được công bố cho đến ngày 1/8 tới đây.

KBSV cho rằng mức chênh thuế đối ứng (20%) của Việt Nam với các quốc gia khác sẽ không quá đáng kể. KBSV thận trọng hơn với con số 40% cho các loại hàng hoá trung chuyển khi định nghĩa về hàng hoá “trung chuyển” vẫn chưa rõ ràng.

Theo tham khảo một số Hiệp định FTA mà Mỹ đã ký kết với các quốc gia khác, Mỹ định nghĩa hàng hoá trung chuyển là hàng có tỷ lệ nội địa hoá <_3525_. _ne1babf_u="" quy="" _c491_e1bb8b_nh="" _ve1bb81_="" _te1bbb7_="" _le1bb87_="" _ne1bb99_i="" _c491_e1bb8b_a="" _cc3a0_ng="" cao="" _thc3ac_="" _e1baa3_nh="" _hc6b0_e1bb9f_ng="" _tic3aa_u="" _ce1bbb1_c="" _ve1bb9b_i="" _vie1bb87_t="" nam="" _se1babd_="" gia="" _tc483_ng="" _vc3a0_="" _ngc6b0_e1bba3_c="" _le1baa1_i.="" _dc3b9_="" _ve1baad_y2c_="" _vie1bb87_c="" so="" _sc3a1_nh="" _cc3a1_c="" _que1bb91_c="" _c491_e1bb91_i="" _the1bba7_="" _lc3a0_="" quan="" _tre1bb8d_ng2c_="" _c491_c6b0_e1bba3_c="" _c3a1_p="" chung="" cho="" _te1baa5_t="" _ce1baa3_="" _nc6b0_e1bb9b_c2c_="" _hoe1bab7_c="" _me1bba9_c="" _chc3aa_nh="" _nc3a0_y="" _khc3b4_ng="" _quc3a1_="" _c491_c3a1_ng="" _ke1bb83_="" _tc3a1_c="" _c491_e1bb99_ng="" _gie1baa3_m="">

Trong ngắn hạn, KBSV cho rằng tỷ giá có thể vẫn căng thẳng ở một vài thời điểm trong quý 3 khi việc đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian hoãn thuế (KNXK quý 2 +20% YoY), trong khi chỉ số PMI dưới mức 50 trong 3 tháng gần nhất sẽ gây áp lực tăng trưởng trong quý 3 do thiếu vắng các đơn hàng; mùa các doanh nghiệp chuyển lợi nhuận về nước; dòng FDI giải ngân mới có thể chậm lại nếu triển vọng thuế quan sau 1/8 không như kỳ vọng.

Tuy nhiên, về giai đoạn cuối năm tỷ giá USD/VND kỳ vọng hạ nhiệt nhờ sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu trong mùa cao điểm; nguồn kiều hối về nước; đồng USD suy giảm sức mạnh trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách One Big Beautiful Bill Act của Trump và kỳ vọng Fed sẽ có 2 lần hạ lãi suất trong năm nay. Áp lực lên tỷ giá vẫn là một yếu tố cần theo dõi sát sao trong các tháng tiếp theo, đặc biệt trong những thời điểm khi chính sách thuế quan được công bố áp dụng cho Việt Nam và các quốc gia khác.

Với dự phóng tỷ giá USD/VND sẽ tăng không quá 4% trong năm nay, KBSV cho rằng NHNN sẽ tiếp tục có những biện pháp điều hành linh hoạt để tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách nới lỏng thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù trong 6T2025 tỷ giá ghi nhận căng thẳng ở trong một vài thời điểm, NHNN đã có sự can thiệp kịp thời bao gồm nâng tỷ giá trung tâm; điều tiết trên thị trường mở, duy trì chênh lệch lãi suất đồng USD-VND ở mức hợp lí. Nửa sau của năm 2025, nhiều khả năng các công cụ này sẽ tiếp tục được sử dụng để ổn định tỷ giá, trong khi khả năng tăng lãi suất điều hành ngay trong năm nay là tương đối thấp. Nhìn chung, KBSV vẫn duy trì quan điểm định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới của NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng, nhưng sẽ ứng biến linh hoạt trước những cú sốc của nền kinh tế.

Nguồn: https://baolamdong.vn/nhieu-kha-nang-ty-gia-se-ha-nhiet-vao-cuoi-nam-383532.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm