Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện lượng nước cần uống phòng đột quỵ

'Những người uống ít nhất 6 ly nước mỗi ngày (240 ml/ly) - tương đương 1.400 ml nước, đã giảm 25% nguy cơ đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Báo Thanh niênBáo Thanh niên10/07/2025

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Những nguyên nhân không ngờ bí mật đẩy đường huyết tăng vọt; Cần bổ sung chất gì để phổi khỏe?; Bác sĩ tim mạch chia sẻ những dấu hiệu ban đầu của cơn đau tim...

Chuyên gia: Uống chừng này nước mỗi ngày có thể cứu bạn khỏi đột quỵ

Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động bình thường và mọi người không thể sống sót quá 3 ngày nếu không có đủ nước.

Não cũng phụ thuộc rất nhiều vào nước. Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, trí nhớ và khả năng tập trung. Tin vui là uống nước còn giúp ngăn ngừa đột quỵ. Sau đây, 2 chuyên gia sức khỏe giải thích rõ về tác dụng này.

Cô Carrie Myers, huấn luyện viên sức khỏe chuyên về phòng ngừa bệnh tật, sức khỏe đường ruột, sức khỏe tim mạch và chuyên gia dinh dưỡng Emily Lachtrupp ở Mỹ cùng đồng ý rằng có mối liên hệ giữa việc uống đủ nước và lưu lượng máu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: - Ảnh 1.

Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ảnh: AI

Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc muốn biết liệu uống đủ nước lọc có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ hay không và nếu có thì uống bao nhiêu để mang lại hiệu quả. Họ đã xem xét dữ liệu của hơn 29.000 người, ở độ tuổi trung bình là 49, từ Khảo sát Dinh dưỡng và sức khỏe Quốc gia Mỹ (NHANES), từ năm 1999 đến năm 2020 để tìm câu trả lời và công bố những phát hiện của họ trên tạp chí Đột quỵ và bệnh mạch máu não.

Những người tham gia đã báo cáo lượng nước uống hằng ngày. Sau khi điều chỉnh các yếu tố liên quan, kết quả nghiên cứu đã phát hiện những người uống nhiều nước nhất đã giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ so với những người uống ít nhất.

Cụ thể, những người uống ít nhất 6 ly nước mỗi ngày (240 ml/ly) - tương đương 1.400 ml nước, đã giảm 25% nguy cơ đột quỵ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.7.

Cần bổ sung chất gì để phổi khỏe?

Sống tại các thành phố lớn với mức ô nhiễm không khí cao khiến phổi phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là trước các tác nhân có hại như bụi mịn, khí độc và các hợp chất hóa học khác.

Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thậm chí ung thư phổi. Ngoài việc đeo khẩu trang, lắp thiết bị lọc không khí thì bổ sung một số dưỡng chất tự nhiên cũng có tác dụng hỗ trợ chức năng hô hấp, giảm viêm, chống ô xy hóa và bảo vệ tế bào phổi.

Sống trong thành phố ô nhiễm, cần bổ sung chất gì để phổi khỏe ? - Ảnh 1.

Cá hồi giàu axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm toàn thân và rất có lợi cho phổi

ẢNH: AI

Những dưỡng chất được khoa học chứng minh giúp tăng cường sức khỏe phổi, đặc biệt với những người đang sống trong môi trường ô nhiễm cao gồm:

Quercetin. Quercetin là một chất chống ô xy hóa thuộc nhóm flavonoid, có nhiều trong hành tím, táo và trà xanh. Chất này được biết đến với đặc tính chống ô xy hóa và kháng viêm mạnh. Với tác nhân ô nhiễm trong không khí, quercetin hoạt động như một chất bảo vệ tế bào phổi khỏi tổn thương do các gốc tự do tạo ra từ khí độc và bụi mịn.

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Inflammation cho thấy quercetin có khả năng ức chế các cytokine gây viêm như TNF-α và IL-6. Những cytokine này là tác nhân chính dẫn đến các bệnh hô hấp như hen và phổi tắc nghẽn mạn tính. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.7.

Bác sĩ tim mạch chia sẻ những dấu hiệu ban đầu của cơn đau tim

Cơn đau tim không chỉ xảy ra một cách đột ngột với những cơn đau dữ dội và tình trạng ngã quỵ như nhiều người vẫn hình dung. Trên thực tế, các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim có thể nhẹ nhàng, dễ bị bỏ qua.

Việc nhận biết sớm các triệu chứng đau tim có thể giúp cứu sống bản thân hoặc người xung quanh.

Bà Monisola Adanijo, bác sĩ tim mạch ở Ấn Độ, đã chia sẻ những dấu hiệu sớm của cơn đau tim.

Đau hoặc khó chịu ở ngực. Cơn đau có thể biểu hiện dưới nhiều dạng như cảm giác bị đè ép, bóp nghẹt, nặng nề hoặc nóng rát.

Vị trí đau thường nằm ở giữa hoặc bên trái ngực. Cơn đau cũng có thể lan ra các khu vực khác như một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc vùng bụng trên.

Bác sĩ tim mạch chia sẻ những dấu hiệu ban đầu của cơn đau tim - Ảnh 1.

Việc nhận biết sớm các triệu chứng đau tim có thể giúp cứu sống bản thân hoặc người xung quanh

Ảnh: AI

Khó thở. Khó thở có thể xuất hiện đồng thời với cơn đau ngực hoặc xảy ra độc lập.

Người bệnh có thể bất ngờ cảm thấy khó thở dù đang nghỉ ngơi hoặc chỉ hoạt động nhẹ. Cảm giác hụt hơi, thở không ra hơi là biểu hiện rõ ràng mà không nên bỏ qua.

Đổ mồ hôi lạnh. Cơn đổ mồ hôi thường xuất hiện đột ngột và không có lý do rõ ràng, là phản ứng của cơ thể khi tim không hoạt động bình thường.

Buồn nôn hoặc nôn. Một số người, đặc biệt là phụ nữ, có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn trong lúc lên cơn đau tim.

Triệu chứng này dễ bị nhầm với các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu hay ngộ độc thực phẩm, khiến nhiều người chủ quan và không nghĩ tới nguyên nhân từ tim mạch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-phat-hien-luong-nuoc-can-uong-phong-dot-quy-185250711002348493.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm