Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nét đẹp trong phong tục trữ củi của người Jrai

(GLO)- Ngoài việc chủ động nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt gia đình, việc trữ và xếp củi đã trở thành nét văn hóa truyền thống độc đáo, thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Jrai.

Báo Gia LaiBáo Gia Lai10/07/2025

Tại một số làng của người Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất dễ bắt gặp hình ảnh những gầm nhà sàn hoặc bên một góc sân vườn chất đầy thanh củi khô. Củi được tận dụng từ nhiều nguồn khác nhau như cành cây khô trên rừng, các cành nhỏ bời lời, thân cây cà phê... Dù ở hình dáng nào, người phụ nữ Jrai cũng sẽ khéo léo sắp xếp chúng một cách gọn gàng, ngay hàng thẳng lối, trông rất đẹp mắt.

Người Jrai quan niệm rằng: Trước khi "bắt chồng", người con gái phải biết xếp củi, giã gạo, dệt vải. Do đó, khi mới lên 10 tuổi, nhiều trẻ em gái đã mang gùi theo mẹ đi kiếm củi và được hướng dẫn cách xếp củi ngăn nắp, gọn gàng.

z6783539195183-f87b9ce686e90531ece171652bbc2cd0.jpg
Người Jrai duy trì việc trữ củi dưới gầm nhà sàn nhằm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Hồng Thương
z6783468300757-2e183aedf2de15c98b45810c8b558844.jpg
Đối với những hộ không có nhà sàn, củi sẽ được xếp gọn gàng vào một góc vườn. Ảnh Hồng Thương.
khi-moi-10-12-tuoi-con-gai-jrai-da-duoc-me-day-cach-xep-cui.jpg
Nhiều thiếu nữ học cách xếp củi gọn gàng từ khi còn nhỏ. Ảnh: Hồng Thương

Theo các già làng, gia đình nào dưới gầm nhà sàn có nhiều củi và được sắp xếp ngăn nắp thì chứng tỏ nhà đó giàu có, sung túc và người phụ nữ rất người siêng năng, khéo léo.

z6783547074617-dc193ceb508cb74e5f42ac1a42ab7ca5.jpg
Những thanh củi được sắp xếp khéo léo, gọn gàng, đều tăm tắp trông như một bức tường chắc chắn phía dưới gầm nhà sàn.
z6783551950843-7d7bf581d578bf02f5ac226d82ed690b.jpg
Gia đình ông Hyuih-người có uy tín tại làng Tiêng 2 (xã Biển Hồ) vẫn duy trì việc trữ củi hàng ngày vừa phục vụ sinh hoạt vừa lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ảnh: Hồng Thương
nguoi-jrai-o-xa-ia-tor-tru-cui-de-phuc-vu-sinh-hoat-va-dong-gop-khi-lang-co-viec-chung.jpg
Việc trữ củi cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Jrai ở xã Ia Tôr. Ảnh: Anh Huy

Đối với người Jrai, việc trữ củi còn được xem như món quà để tặng người thân khi có công việc quan trọng như: tặng sui gia trước hoặc sau khi tổ chức đám cưới cho các con; phục vụ việc nấu nướng cho gia đình trong dòng họ khi có tang ma...

khi-cui-duoi-gam-nha-san-voi-di-nguoi-dan-lai-di-kiem-them-cui-de-tru-nham-chu-dong-nguon-cui-cho-sinh-hoat-cung-nhu-dong-gop-cho-lang-khi-co-cong-viec-chung.jpg
Nhiều hộ dân trồng các loại cây lấy củi trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy để chủ động nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Anh Huy
z6783583131398-6888c643f3c219fd938386edda1df624.jpg
Người Jrai ở xã Ia Tôr duy trì việc tặng củi cho gia đình sui gia trước hoặc sau khi tổ chức lễ cưới. Ảnh: Anh Huy

Đặc biệt, người Jrai còn góp củi mỗi lần làng tổ chức lễ hội hoặc có công việc quan trọng. Củi sau khi góp tập trung về khuôn viên nhà rông để phục vụ cho việc nấu nướng, đốt lửa trại. Tùy theo từng gia đình mà mức độ đóng góp khác nhau để tạo nên một lượng củi dồi dào, góp phần giúp làng hoàn thành tốt việc chung.

z6783827382232-a90f547f1d9e6439133eff87e7cceaba.jpg
Mỗi lần làng tổ chức lễ hội hay triển khai công việc quan trọng, người dân cùng nhau góp củi để phục vụ cho việc nấu nướng, đốt lửa trại. Ảnh: Hồng Thương

Hiện nay, nhiều gia đình đã có bếp ga, bếp điện phục vụ nấu nướng nhưng người Jrai vẫn duy trì việc trữ củi. Với họ, việc làm này nhằm khẳng định sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời, việc cho củi người thân, đóng góp củi để tổ chức các công việc chung của làng góp phần thắt chặt tình cảm anh em, tạo sự cố kết cộng đồng.

Nguồn: https://baogialai.com.vn/net-dep-trong-phong-tuc-tru-cui-cua-nguoi-jrai-post559905.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa
Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm