Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Dự đoán điểm chuẩn các ngành về tài chính giảm từ 3-4 điểm so với năm trước

GD&TĐ - Các chuyên gia nhận định, điểm chuẩn của một số ngành thuộc lĩnh vực tài chính có thể giảm hơn so với năm 2024.

Báo Giáo dục và Thời đạiBáo Giáo dục và Thời đại20/07/2025

“Nước nổi thì bèo nổi”

Theo TS Trịnh Thanh Huyền - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Học viện Tài chính), thời điểm này khó dự đoán điểm chuẩn của các ngành/chương trình đào tạo. Năm nay, điểm trúng tuyển sẽ được quy đổi tương đương về 1 đầu điểm chung. “Nhìn chung, điểm chuẩn các ngành, chương trình đào tạo liên quan tài chính, kế toán, ngân hàng có thể giảm hơn so với năm trước” - TS Trịnh Thanh Huyền nhận định.

Dù điểm chuẩn có thể giảm nhưng với cơ chế “nước nổi thì bèo nổi”, nên nếu có thì sẽ giảm chung. Vì vậy, TS Trịnh Thanh Huyền khuyên thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn năm ngoái của các trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp nhất.

Theo đó, thí sinh nên chia nguyện vọng thành 3 nhóm. Nhóm 1 là nhóm mong muốn được vào học nhất nhưng có độ “chênh” so với điểm thi của mình. Nhóm 2 là nhóm an toàn và nhóm 3 là nhóm thấp hơn so với điểm thi để đảm bảo cơ hội trúng tuyển đại học năm nay.

diemchuanjpg2.jpg
PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính, dải điểm chuẩn của Học viện có thể trải rộng có thể từ 22 – 28 điểm, không tập trung như năm 2024 (từ 26,03 – 26,85 với thang điểm 30 và 34,35 – 36,15 thang điểm 40). Dự báo, điểm chuẩn của một số ngành đào tạo của Học viện Tài chính sẽ giảm hơn so với năm ngoái, mức giảm có thể dao động từ 3 – 4 điểm.

Tránh sai sót không đáng có

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) từ ngày 16/7 đến 17h00 ngày 28/7. TS Trịnh Thanh Huyền lưu ý, khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn, tham khảo tài liệu chính thống từ các trường hoặc các kênh truyền thông uy tín để hiểu rõ quy trình.

Đặc biệt, sau khi hoàn tất đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh nên đăng xuất rồi đăng nhập lại để kiểm tra xem hệ thống đã ghi nhận nguyện vọng chưa, tránh lỗi do mạng hoặc gián đoạn kết nối. Ngoài ra, thí sinh cần chú ý nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng đã đăng ký. Thời gian nộp lệ phí bắt đầu từ 29/7 và kết thúc lúc 17h ngày 5/8.

diemchuanjpg1.jpg
Thí sinh tham dự Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025.

Nhấn mạnh một số lỗi phổ biến thí sinh gặp phải khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, TS Trịnh Thanh Huyền dẫn ví dụ, nhiều thí sinh nhập sai mã trường, do không trùng tên với tên viết tắt quen thuộc.

“Học viện Tài chính có mã trường là HTC. Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp Một Bằng Cử nhân DDP có mã xét tuyển là: 7340201DDP cho ngành Tài chính – Ngân hàng” - TS Trịnh Thanh Huyền thông tin, đồng thời lưu ý, thí sinh cần xem kỹ đề án tuyển sinh được công bố chính thức trên website của nhà trường để nắm được mã xét tuyển từng ngành, chương trình đào tạo.

Một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng đến cả quá trình đăng ký và trúng tuyển. Vì vậy, TS Trịnh Thanh Huyền khuyên thí sinh theo dõi sát các thông báo chính thức từ Bộ GD&ĐT cũng như từ các trường đại học để cập nhật thông tin chính xác.

diemchuan.jpg
TS Trịnh Thanh Huyền giải đáp băn khoăn của thí sinh.

Năm 2025, Học viện Tài chính cho phép thí sinh sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như: IELTS Academic, TOEFL iBT, SAT để xét tuyển. Các chứng chỉ này sẽ được quy đổi sang thang điểm 10 thay thế điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh (gồm cả thí sinh không có điểm thi môn Tiếng Anh) và nhân hệ số trong công thức tính điểm xét tuyển tại Học viện. “Đây là lợi thế rõ rệt cho thí sinh có năng lực ngoại ngữ” - TS Trịnh Thanh Huyền nhìn nhận.

Ngoài ra, với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng được quy đổi điểm và thay thế đầu điểm môn tiếng Anh trong các tổ hợp xét tuyển.

TS Trịnh Thanh Huyền tư vấn, những thí sinh có năng lực ngoại ngữ, mong muốn theo đuổi các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, có thể cân nhắc tới việc học chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp 1 Bằng Cử nhân DDP.

Sinh viên khi ra trường sẽ nhận 2 Bằng chính quy do Học viện Tài chính và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) cấp. Cùng với đó, sinh viên có cơ hội đi du học năm cuối tại Vương quốc Anh với mức chi phí hợp lý.

“Đây là chương trình duy nhất được miễn học, miễn thi 9 môn F (từ F1 tới F9) trong hệ thống thi lấy chứng chỉ ACCA Global, tạo lợi thế rất lớn cho sinh viên theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Tài chính” – TS Trịnh Thanh Huyền nhấn mạnh.

nguyenvongxettuyen.jpg
Thí sinh và phụ huynh dự Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 tại Đại học Bách khoa Hà Nội - sáng 19/7. Ảnh: Nam Trần.

Năm 2025, Học viện Tài chính dự kiến tuyển hơn 6.300 chỉ tiêu, tăng trên 1.800 chỉ tiêu so với năm trước. Trong đó có 3.300 chỉ tiêu cho chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế, 2.700 chỉ tiêu cho chương trình chuẩn và 320 chỉ tiêu cho chương trình liên kết quốc tế.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/du-doan-diem-chuan-cac-nganh-ve-tai-chinh-giam-tu-3-4-diem-so-voi-nam-truoc-post740628.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm