Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Một cặp cá voi sát thủ tình cờ được phát hiện đang 'hôn kiểu Pháp' khi cắn lưỡi của nhau tại vịnh hẹp Kvænangen ở Na Uy.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ03/07/2025

cá voi - Ảnh 1.

Hai con cá voi sát thủ đang hôn nhau - Ảnh: OCEANS

Sau "mốt" đội mũ cá hồi và dùng tảo bẹ để "mát xa" cho nhau, các nhà khoa học lại tình cờ bắt gặp và ghi lại hình ảnh cá voi sát thủ hoang dã (Orcinus orca) đang "hôn kiểu Pháp" ở vịnh hẹp Kvænangen của Na Uy, theo trang ScienceAlert ngày 3-7.

"Tương tác này kéo dài gần hai phút và bao gồm nhiều lần tiếp xúc bằng miệng nhẹ nhàng, trực diện", nhà khoa học biển Javier Almunia, giám đốc Quỹ Loro Parque, và các đồng nghiệp mô tả.

Cá voi Beluga (Delphinapterus leucas), hay còn gọi là cá voi trắng, cũng từng tương tác bằng miệng với nhau trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, hành vi tương tự ở cá voi sát thủ trước đây chỉ được quan sát trong điều kiện nuôi nhốt, theo một nghiên cứu năm 2019 của một nhóm các nhà khoa học Đức và Tây Ban Nha.

"Chúng tôi ghi nhận hành vi 'cắn lưỡi nhẹ nhàng' khi răng của một con vật chạm vào lưỡi của con vật khác mà không cắn nó", nhóm nghiên cứu giải thích.

Cá voi sát thủ hôn nhau trong môi trường hoang dã - Nguồn: YOUTUBE

Trong một nghiên cứu về cá voi trắng nuôi nhốt, hành vi hôn chủ yếu do những con cá voi nhỏ thực hiện. Đây có thể là một trò chơi giúp cải thiện kỹ năng vận động và xã hội của chúng. Không có loài nào biểu hiện dấu hiệu hung hăng khi thực hiện những tương tác dạng này.

Nhóm nghiên cứu cho rằng loài cá voi sát thủ có thể sử dụng hành vi này để giúp duy trì các mối quan hệ xã hội của chúng. Nó cũng có thể là một xu hướng văn hóa, một trò chơi được các con vật trong đàn hưởng ứng tương tự như mốt đội mũ cá hồi chết hay xu hướng tấn công thuyền buồm của một nhóm cá voi sát thủ ở Địa Trung Hải.

Dù mục đích đằng sau nụ hôn của cá voi sát thủ là gì, loạt hành vi bất ngờ được phát hiện gần đây ở cá voi sát thủ cho thấy rằng chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa biết đến về loài động vật đáng chú ý này trên thế giới.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Oceans.

Trở lại chủ đề

ANH THƯ

Nguồn: https://tuoitre.vn/bat-ngo-ca-voi-sat-thu-cung-biet-hon-kieu-phap-20250703131934056.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội
Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm